Ước mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong một bài viết về mẹ, con trai tôi ao ước khi lớn lên sẽ giàu có để đưa mẹ đi khắp nơi. Ước mơ của con đã gợi lại trong tôi một thời niên thiếu hồn nhiên nhiều mơ ước. Và tôi chắc rằng ai trong đời cũng từng có những ước mơ. Dù có thành hiện thực hay không, những ước mơ cũng làm người ta mạnh mẽ hơn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, tuyệt vọng.
Có những ước mơ gần gũi, thực tế và cũng có nhiều ước mơ xa vời, viển vông. Khi còn nhỏ, ước mơ của trẻ em thường gắn liền với hình ảnh đầy quyền năng của ông bụt, bà tiên, những siêu nhân mạnh mẽ. Chúng có thể ước mình làm được những điều phi thường, được đi đến những nơi xa xôi để gặp các nhân vật từ trong cổ tích. Những ước mơ ấy góp phần làm tuổi thơ thêm tươi đẹp, giúp trẻ hình thành một thế giới quan sinh động, thích điều thiện, ghét điều ác và sự dối trá. Ước mơ ngộ nghĩnh của trẻ thơ đôi khi cũng làm cho người lớn phải giật mình vì nó quá trong sáng và tốt đẹp.
Lớn dần lên, những đứa trẻ bắt đầu xây đắp cho mình ước mơ thực tế hơn. Hàng ngày nhìn lên bục giảng nhiều em mong muốn được trở thành thầy-cô giáo. Muốn được cứu giúp những người bên mình khỏi bệnh tật, ốm đau, các em mơ trở thành bác sĩ, y tá… Những người lớn xung quanh là hình mẫu cho trẻ vươn lên. Nhìn mẹ cha vất vả hàng ngày trên đồng ruộng, rẫy nương, phải chắt chiu từng đồng bạc từ gánh hàng rong hay mòn vẹt đôi chân khắp nơi cùng những tờ vé số, trẻ em nghèo thường mơ ước làm được nhiều việc tốt để giúp ba mẹ đỡ vất vả hơn, có thể đưa ba mẹ đi chơi đây đó. Và trẻ hiểu rằng, để làm được điều gì đó cho cha mẹ, gia đình, các em phải bắt đầu từ việc chăm chỉ và học thật giỏi. Mỗi sớm mai quần áo gọn gàng, cặp sách trên vai đến trường trong bao nỗi lo toan của cha mẹ, các em bắt đầu ý thức hơn về tương lai và bắt đầu nuôi những mơ ước rất giản dị. Lời giảng của thầy cô mở ra bao điều lý thú, gợi lên khát khao được đi đến những vùng đất xa xôi, gặp những con người thú vị, mở mang tầm mắt và sự hiểu biết.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Ước mơ thường xuất phát từ thực tế cuộc sống, khi thực tế còn nhiều gian nan. Người mẹ quê nghèo ước cho mùa màng được tươi tốt hơn, những bữa cơm của gia đình sẽ đầy đủ hơn. Trong ngôi nhà tranh ẩm thấp, tối tăm, người cha, người mẹ lại ước ao xây được một ngôi nhà khang trang hơn, có những bữa ăn với cá thịt, nhìn các con tươi vui, hạnh phúc trong những bộ quần áo đẹp. Từ ước mơ ấy, cha mẹ đã không quản nhọc nhằn, gian khó. Đời mẹ, đời cha vì nghèo mà thất học, cái ước mơ được học hành, có một công việc tốt hơn vẫn âm ỉ trong lòng như một động lực truyền cho những đứa con. Chính nhờ ước mơ bình dị ấy mà những đứa trẻ dù thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhiều thứ tiện nghi vẫn được tạo điều kiện để đến trường, mong đời con tươi sáng hơn.
Những ước mơ luôn đi cùng với mỗi người. Chính những ước mơ làm cuộc sống có ý nghĩa hơn và giúp người ta không ngừng phấn đấu để đạt được, để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Ai cũng từng có một tuổi thơ đầy mộng mơ, một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Có thể những ước mơ của tuổi trẻ sẽ không thành hiện thực và làm mình thất vọng, nhưng nếu vẫn giữ sự lạc quan, tiếp tục cố gắng, thành công sẽ đến theo một cách nào đó và cuộc sống sẽ luôn tràn đầy hy vọng. Trong thực tế, có những người được sinh ra với số phận không may, nhưng nhờ nỗ lực liên tục cùng những khát vọng lớn lao, họ đã được cả thế giới ngưỡng mộ. Câu chuyện của chàng trai khuyết tật Nick Vujicic đã truyền cảm hứng khắp nơi và giúp người ta tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bất hạnh.
Mỗi con người là một công trình tuyệt vời nhất của tạo hóa. Ước mơ, hoài bão, mong chờ và hy vọng là những thứ chỉ có ở con người. Mỗi một ngày được sống là hạnh phúc. Ước mơ đưa chúng ta đi tới những chân trời mới, giúp chúng ta vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày. Dù thế nào, mong sao mỗi chúng ta đừng bao giờ từ bỏ ước mơ.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.