Ước mơ của bé Thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cô giáo Hạnh ngạc nhiên khi một tuần lễ nay bé Thảo học lớp 6A do cô chủ nhiệm học lực sút hẳn. Chiều thứ Bảy, cô đến nhà bé Thảo, chỉ có bà nội bé ở nhà. Bà cho biết, mấy ngày nay, cứ học xong buổi sáng, là buổi chiều, nó đạp xe xuống bệnh viện huyện, mẹ nó bị bệnh, đã nằm viện 8 ngày rồi. Bố nó đi làm ăn xa, mới về trưa nay và cũng đang ở bệnh viện.

Minh họa: Phan Nhân
Minh họa: Phan Nhân


… Sáng thứ Hai, cô đến lớp, giờ toán đầu tiên, nhìn bé Thảo, thấy mặt nó buồn quá, cô hỏi bệnh của mẹ em thế nào rồi. Nó òa khóc một lát rồi nói, cô cho em nghỉ mấy ngày để cùng bố đưa mẹ về bệnh viện tỉnh. Mẹ bị suy thận rất nặng. Cô Hạnh giật mình bởi biết rõ mẹ bé Thảo rất khỏe mạnh, tuổi chưa đến 40 mà lại gặp rủi ro. Cô đồng ý cho bé Thảo nghỉ sau khi đưa cho nó mấy tờ bạc năm trăm ngàn đồng, cô nói:
 
- Cầm lấy để có tiền đi xe em nhé. Bé Thảo ngần ngại thì cô nói:
 
- Học sinh ngoan nào, hãy nghe lời cô đi.
 
Nó cầm tiền, lí nhí cảm ơn cô rồi vội vàng đạp cái xe cà tàng kêu sòng sọc. Cô Hạnh nhìn nó ra khỏi cổng trường rồi mới quay lại lớp, cô cố nén tiếng thở dài.
 
* * *
 
Tại bệnh viện tỉnh, đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng xôn xao, rồi nhiều bệnh nhân cũng xôn xao khi biết tin một bé gái 12 tuổi đã gặp bác sỹ xin hiến một bên thận để cứu mẹ. Bác sỹ trưởng khoa ngoại nhìn bé gái, hỏi nó bao nhiêu tuổi. Dạ 12 ạ. Bác sỹ nghĩ bụng, sao trông nó bé như trẻ lên chín lên mười, da xanh tái, duy có đôi mắt là long lanh sáng. Bác sỹ giải thích cho nó rằng thận của cháu nhỏ, không cùng kích thước với thận của mẹ cháu, không thể ghép được. Nó nói như một người từng trải:
 
- Thế thì cháu xin bán một quả thận, để bệnh viện sẽ ghép cho bạn nào bằng tuổi cháu.
 
Bác sỹ trưởng khoa ngạc nhiên một lát rồi hỏi.
 
- Ai nói mà cháu biết chuyện bán thận? Nó trả lời rành rọt:
 
- Cháu xem báo, ti vi thấy rằng có các tổ chức gọi là ngân hàng máu, rồi ngân hàng nội tạng đấy bác sỹ ạ. Cất vào đông lạnh, khi có người cần thì lấy ra.
 
Bác sỹ trưởng khoa thật sự xúc động khi mà 30 năm làm nghề cứu người, chưa thấy một đứa trẻ nào có suy nghĩ và việc làm như thế. Thấy bác sỹ im lặng, nó hỏi dồn:
 
- Thưa bác, bác đồng ý lấy thận của cháu chứ ạ? Cháu nghe nói, mẹ cháu muốn thay thận phải mất 100 triệu. Nhà cháu làm gì ra tiền chứ. Nếu bán nhà, may ra mới đủ tiền, mà bán rồi thì ở vào đâu!
 
Bác sỹ xoa đầu bé Thảo, nghẹn ngào nói:
 
- Cháu là đứa con hiếu thảo. Cháu cứ yên tâm, các bác còn theo dõi mẹ cháu 5 ngày nữa, trong những ngày ấy các bác sẽ trích thuốc, truyền đạm cho mẹ cháu khỏe. Khỏe thì mới mổ mà ghép thận được. Nó reo lên:
 
- Cháu cảm ơn bác sỹ, nhưng phải bán thận của cháu nhé bác? Bác sỹ nói:
 
- Cháu không phải bán, các bác đã có cách rồi. Cháu hãy đến với mẹ đi. Mẹ cháu nhất định sẽ khỏi bệnh.
 
Nó reo to cám ơn bác sỹ rồi vụt chạy đi.
 
Nửa tháng sau, mẹ bé Thảo được ra viện sau khi đã thay một quả thận mới. Đây là kết quả của việc bác sỹ trưởng khoa đã nhờ phóng viên Báo Gia đình &Xã hội viết về cái tin đặc biệt này “Một cháu bé 12 tuổi xin bán thận để cứu mẹ”, đã được nhiều nhà hảo tâm trong thành phố giúp. Trường của bé Thảo theo học cũng phát động phong trào ủng hộ bạn học gặp khó khăn, cũng đã thu được đáng kể.
 
Bé Thảo trở lại trường tiếp tục học tập, có ai hỏi vì sao cháu muốn bán thận, nó vui vẻ trả lời vì muốn mẹ cháu sống để còn nuôi chúng cháu ăn học. Với lại, mỗi người dù có bán một quả thận thì vẫn sống. Mà cháu có bán đi một quả thận, lớn lên, cháu đi làm, có tiền thì cháu lại lắp quả thận mới.
 
Tối hôm thứ Bảy, nó nói với bà ngoại là cháu sẽ học thật giỏi, lớn lên làm bác sỹ để chữa bệnh cho người nghèo. Bây giờ nếu có ông tiên hiện lên cho cháu một điều ước, cháu sẽ ước cháu có 3 quả thận để lỡ có ai bị bệnh hiểm nghèo như mẹ cháu, cháu sẽ hiến luôn.
 
Bà ngoại xoa đầu nó nói:
 
- Cháu bà ngoan lắm, vì cháu ngoan mà nhiều ông tiên đã giúp mẹ cháu sống lại. Họ là bác sỹ, là những nhà hảo tâm. Chính họ là những ông tiên có thật trên đời đấy cháu ạ.


Nghe bà nói, bé Thảo bảo, nó muốn gặp những người ấy để nói lời cảm ơn… À, cháu nghĩ ra rồi, trên báo hay có mục nhắn tin cảm ơn, cháu sẽ nhờ thầy giáo cháu viết và gửi ngay, bà nhỉ.
 

NGUYỄN THANH HƯƠNG
(Dẫn nguồn baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.