UNESCO công nhận núi Nghi Mông là công viên địa chất toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai được UNESCO công nhận tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc sau núi Thái Sơn.

Ngày 25/6, giới chức Trung Quốc cho biết Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) mới đây đã thông qua nghị quyết công nhận dãy núi Nghi Mông thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, là công viên địa chất toàn cầu.


 

Khách du lịch thăm núi Nghi Mông, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 9/2/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)
Khách du lịch thăm núi Nghi Mông, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 9/2/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo các chuyên gia thuộc Đại học Khoa học địa chất của Trung Quốc, núi Nghi Mông sở hữu nguồn tài nguyên địa chất dồi dào.

Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai được UNESCO công nhận tại tỉnh Sơn Đông sau núi Thái Sơn.

Hiện, tỉnh này sở hữu 13 công viên địa chất quốc gia và 51 công viên địa chất cấp tỉnh, đứng đầu Trung Quốc ở cả 2 hạng mục.

Giới chức Sở Tài nguyên tỉnh Sơn Đông cho biết mục đích của việc thành lập các công viên địa chất là nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên địa chất quý hiếm cũng như môi trường thiên nhiên, thực hiện công tác nghiên cứu địa chất và thúc đẩy xã hội địa phương phát triển bền vững.

Hiện có 147 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhân tại 41 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới.

 

Phương Oanh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null