U80 vẫn mê đọc sách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.

Chị Hợp vốn là y sĩ được đào tạo từ Trường Y ở Phú Thọ (quê hương của chị) để tăng cường cho chiến trường miền Nam năm 1970. Và, chiến trường Kon Tum là nơi dừng chân của chị theo sự phân công của cấp trên. Chị là một trong số những người được UBND tỉnh trao trả hồ sơ cán bộ đi B trong đợt vừa qua.

Chị cho biết: “Tôi rất vinh dự và hạnh phúc khi nhận lại hồ sơ đi B. Chương trình được tỉnh tổ chức rất hoành tráng và ý nghĩa. Tôi chỉ còn chút trăn trở khi hồ sơ của chồng tôi (anh Nguyễn Duy Khanh-N.V) đến nay vẫn chưa tìm thấy. Hy vọng thời gian tới, gia đình sẽ nhận lại được kỷ vật quý giá này”.

Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ. Ảnh: Phan Lài

Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ. Ảnh: Phan Lài

Tôi biết chị Hợp từ những ngày đầu sáp nhập tỉnh Gia Lai-Kon Tum (cuối năm 1975). Công việc của tôi khi ấy có liên quan mật thiết với anh Nguyễn Duy Khanh-Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, phụ trách nghiên cứu tổng hợp. Sau này, khi anh là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, tôi là nhân viên Cơ yếu.

Hàng ngày, không kể trong giờ làm việc hay khi nghỉ ngơi, mỗi lúc có điện văn của các cấp gửi tới là tôi trình ngay cho anh sau khi dịch xong. Bởi vậy, tôi có dịp làm quen với chị Hợp. Anh chị thường có thói quen đọc sách báo hàng ngày. Anh thì thích đọc sách chính trị, triết học, khoa học; còn chị lại nghiêng về thể loại văn học, sách liên quan đến chuyên môn của chị. Sau này, khi đã nghỉ hưu, chị có nhiều thời gian hơn nên lần lượt đọc hết các loại sách của anh để lại. Khi trong nhà không còn sách để đọc, chị bắt đầu tìm thêm nguồn sách bên ngoài.

Tôi là người chị hay hỏi mượn sách. Cứ vài tuần chị lại đem sách trả. Biết được sở thích đọc của chị nên sau mỗi lần trả sách, tôi thường gợi ý những thể loại sách khác để chị tiếp tục mượn. Thời buổi công nghệ thông tin mà chị vẫn còn giữ thói quen xưa cũ, đọc xong một tác phẩm nào đó là chị cẩn thận ghi chép lại vào sổ tay của mình những đoạn, những câu mà chị tâm đắc nhất.

Thời xưa khó khăn, ít người mê sách mà có đủ tiền mua nên thường phải mượn của thư viện hoặc của những người cùng sở thích. Và cũng từ ấy xuất hiện câu nói vui: “Có sách mà cho mượn là ngu, nhưng đã mượn được sách rồi mà đem trả còn ngu hơn nữa”. Nhưng với chị thì uy tín tuyệt đối, những cuốn sách qua tay chị, dù có dày vài trăm trang thì khi đọc, chị vẫn giữ gìn cẩn thận và đem trả đúng hẹn.

Ngày nay, rất ít người có thói quen đọc sách. Cho nên để khuyến khích người dân đọc sách, Chính phủ đã cho phép các hội đoàn thể xã hội, ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động, phong trào liên quan tới sách... để lấy lại tinh thần đọc, văn hóa đọc, vai trò vị trí của sách, của việc đọc sách về đúng chỗ vốn có của nó là: Đọc sách để hoàn thiện nhân cách sống, trau dồi kiến thức, tự học tập nâng cao trình độ nhiều mặt trong đời sống xã hội, rèn luyện tâm trí tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích vấn đề...

Và còn nữa, đọc sách để giải trí, giảm stress, nhất là trong thời đại 4.0, công việc của mọi người khá áp lực, vất vả. Đó cũng là lý do mà Ngày Sách và Văn hóa đọc ra đời.

Tôi chợt nhớ đến chương trình “Đổi sách lấy cây”. Đây là hoạt động thường niên do nhóm từ thiện Fly To Sky (thành viên các Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia, trực thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia-Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) khởi xướng từ năm 2019 cũng nhằm “hâm nóng” văn hóa đọc cho công chúng, nhất là đối tượng thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên. Chương trình này cũng đã tổ chức ở Gia Lai trong thời gian gần đây.

Tại điểm đổi/tặng sách ở khu chung cư Hoàng Anh Gia Lai, thỉnh thoảng có vài người khách ghé, trong đó có tôi và chị Hợp. Và tôi cho rằng, ở phố núi chúng ta không có nhiều người mê đọc sách cho tới... U80 như chị Hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.