Tỷ phú Trần Bá Dương chính thức "dứt áo" khỏi Thủy sản Hùng Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi Thaco rút chân khỏi Thủy sản Hùng Vương (HVG) từ cuối năm 2020, thì đến lượt ông Trần Bá Dương và công ty liên quan cũng vừa thoái sạch hơn 19,8 triệu cổ phiếu HVG đang nắm giữ.

Theo công bố thông tin mà tỷ phú Trần Bá Dương vừa gửi UBCK Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), ông Dương và Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Trân Oanh – nơi ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, đã đồng loạt bán sạch hơn 19,8 triệu cổ phiếu HVG của Công ty CP Hùng Vương. Giao dịch được thực hiện trong ngày 2/7 vừa qua.

 

Cái bắt tay giữa Thaco và HVG hồi đầu năm 2020 (Ảnh: Thaco)
Cái bắt tay giữa Thaco và HVG hồi đầu năm 2020 (Ảnh: Thaco)


Cụ thể, ông Trần Bá Dương đã thoái toàn bộ 11,3 triệu cổ phiếu (4,96% vốn) và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh cũng thoái toàn 8,6 triệu cp (3,79% vốn) tại HVG. Sau giao dịch, ông Dương và công ty liên quan không còn là cổ đông của HVG.

Trước đó, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) cũng đã bán toàn bộ hơn 31,36 triệu cổ phiếu (13,81% vốn) HVG vào đợt giao dịch cuối năm 2020.

Thaco đầu tư vào HVG từ đầu năm 2020 thông qua công ty con Thadi. Theo thỏa thuận, Thadi và những cổ đông liên quan sở hữu 35% cổ phần và tham gia quản trị, cử đại diện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Tài chính và các chuyên gia phụ trách kỹ thuật, bán hàng. Hai bên lập liên doanh phát triển mảng sản xuất heo giống với quy mô 45.000 con, trong đó Thadi nắm 65% tương ứng giá trị đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Nhờ đó, HVG kỳ vọng sẽ thoát tình trạng thua lỗ triền miên. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của nhân sự và vốn tài chính từ phía Thaco, HVG vẫn kinh doanh bết bát. Thậm chí HVG còn bị buộc hủy niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào ngày 5/8/2020, và chuyển sang niêm yết trên sàn UpCOM.

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang giao dịch trên UpCOM từ tháng 8/2020 đến nay, cổ phiếu HVG đã giảm giá rất mạnh. Từ mức giá chào sàn 5.400 đồng/CP, hiện HVG còn 2.600 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 50% chỉ trong vòng hơn nửa năm.

Ngoài ra, thanh khoản cổ phiếu HVG rất thấp. Rất nhiều phiên không có cổ phiếu khớp lệnh, xen vào đó là những phiên có lượng lớn cổ phiếu được giao dịch, nhưng hầu hết là… bán tháo.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đây cũng áp dụng hạn chế giao dịch cổ phiếu HVG trên thị trường UPCoM do chậm công bố báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán. Theo báo cáo tài chính năm gần nhất công bố, Công ty kiểm toán Ernst & Young có ý kiến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Hùng Vương.


 

Thông báo giảm tỷ lệ sở hữu của tỷ phú Trần Bá Dương tại HVG (Ảnh chụp màn hình)
Thông báo giảm tỷ lệ sở hữu của tỷ phú Trần Bá Dương tại HVG (Ảnh chụp màn hình)



Về kết quả kinh doanh của Thủy sản Hùng Vương, báo cáo tài chính giai đoạn từ 2009 – 2019 cho thấy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn (vay nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh, tài trợ cho các hoạt động đầu tư, M&A…) trong lúc tình hình thị trường cá tra không mấy thuận lợi đã khiến cho HVG phải trả giá đắt.

Các khoản nợ phải trả (chủ yếu là nợ ngắn hạn) không ngừng tăng, từ mức 2.014 tỷ đồng (2009), tăng lên tới 7.109 tỷ đồng (2019); trong đó, giai đoạn 2015-2017 là "khủng nhất", lần lượt là các con số: 11.138 tỷ đồng, 13.336 tỷ đồng và 11.378 tỷ đồng.

Gánh nặng nợ vay đã khiến sức chịu đựng của HVG cận kiệt, vì thế, thời điểm cuối năm 2017, HVG đã lần lượt bán vốn ở các công ty con có kết quả kinh doanh khả quan như: Bán hết hơn 54% vốn tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) cho nhóm cổ đông SSI, thu hồi về 487 tỷ đồng; thoái trên 50% vốn tại Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), thu hồi 501 tỷ đồng. Ngoài ra, HVG còn thanh lý loạt các dự án bất động sản và giải thể Công ty CP Địa ốc An Lạc.

Dù đã phải thoái vốn ở nhiều công ty con nhưng gánh nặng nợ vay vẫn tiếp tục đè nặng lên HVG. Tính đến năm 2019, HVG tiếp tục báo lỗ hơn ngàn tỷ (1.075 tỷ đồng), đây là con số lỗ cao nhất tính từ khi niêm yết của HVG. Kết quả đó khiến HVG phải ôm khoản lỗ lũy kế hơn 1.489 tỷ đồng (tính đến 30/9/2019).

Vì vậy, sau sự "chia tay" của Thaco và mất đi sự ủng hộ của tỷ phú USD Trần Bá Dương, cơ hội tìm lại hào quang của "vua cá tra" trở nên càng xa xăm hơn.

 

https://danviet.vn/ty-phu-tran-ba-duong-chinh-thuc-dut-ao-khoi-thuy-san-hung-vuong-2021071009524778.htm

Theo Quốc Hải (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.