Tự tử vì trượt Đại học: Bao giờ hết "nỗi ám ảnh bằng cấp"?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Một cô gái trẻ ở Thăng Bình tỉnh Quảng Nam treo cổ tự tử sau khi biết không trúng tuyển vào Đại học. Đó là kết cục quá sốc dù đây không phải là lần đầu chuyện tương tự xảy ra. Nỗi ám ảnh phải vào Đại học bằng được, bằng mọi giá tạo ra áp lực kinh khủng. Và dù vậy, chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào để bàn thật kỹ, thật sâu nhằm ngăn chặn hiện tượng này.

Áo lực vào Đại học còn quá lớn đối với mỗi học sinh. Ảnh ĐH
Áp lực vào Đại học còn quá lớn đối với mỗi học sinh. Ảnh ĐH



6 năm trước, con trai một chủ tiệm vàng ở Đức Mộ, Quảng Ngãi đã mua 4 lít xăng đem lên phòng riêng rồi khóa cửa, tự thiêu. Nguyên nhân ban đầu được xác định do thi trượt đại học nên em có tâm trạng chán nản, buồn rầu rồi dẫn tới hành vi trên.

Hai trường hợp nêu trên khác nhau về hoàn cảnh, gia đình cô gái trẻ ở Quảng Nam khá khó khăn, còn chàng trai ở Quảng Ngãi là công tử nhà giàu. Nhưng họ đều chịu một áp lực, từ gia đình, xã hội là phải vào Đại học và kết cục đều đau buồn như nhau.

Theo thống kê chưa đầy đủ, có đến 40% số học sinh sinh viên bị ảnh hưởng bởi rối loạn lo âu do thi cử, đặc biệt là trong các kỳ thi quan trọng. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình nhưng trách nhiệm của ngành giáo dục ở đâu?

Hãy xem lại vấn đề của kỳ thi năm nay khi mà 9 điểm/môn vẫn có thể trượt Đại học- đó là bất thường. Phải chăng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được điều chỉnh cho dễ hơn? Để rồi có những cơn mưa điểm 9,10 còn các trường Đại học lại lấy chính điểm này để xét tuyển.

Một kỳ thi mà tính phân loại thấp phải được cho là một kỳ thi thất bại.

Phương pháp tuyển sinh 2 trong 1 đã cho thấy hệ luỵ: năm ngoái là gian lận điểm thi ở nhiều địa phương, năm nay là chuyện điểm số. Ai thừa nhận đó là những thất bại?

Nhưng còn một câu chuyện khác, từ nhiều năm nhưng không thay đổi: đó là việc đào tạo Đại học không hề căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động. Các trường tuyển sinh ào ào nhưng ra trường có việc làm hay không thì…kệ. Thế nên trong khi nguồn nhân lực chất lượng, có tay nghề cao, thợ giỏi đang rất thiếu thì chúng ta đang thừa cử nhân. Thừa tới trên 200.000 cử nhân mỗi năm.

Và tất nhiên, đi kèm theo nó là những câu chuyện khôi hài: cử nhân chạy xe ôm công nghệ đầy đường, hoặc tốt nghiệp Đại học thì không có việc làm thì học tiếp làm Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Dư thừa nguồn lao động có bằng cấp cao không chỉ là sự lãng phí nguồn lực cho nền kinh tế mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội.

Không giải quyết được “nỗi ám ảnh bằng cấp”, không cần bằng được cung- cầu giữa tuyển sinh Đại học và thị trường lao động, chúng ta sẽ còn phải chứng kiến những cú sốc đau lòng như các trường hợp tự tử sau mỗi kỳ thi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tu-tu-vi-truot-dai-hoc-bao-gio-het-noi-am-anh-bang-cap-843015.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.