Từ triết lý nương tựa vào thiên nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Liên tiếp các nghi lễ truyền thống được cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiến hành trong mùa ning nơng (ăn năm uống tháng) thêm một lần khẳng định triết lý sống thích ứng, nương nhẹ, dựa vào thiên nhiên của cư dân bản địa. Đây là lối sống đúng đắn nhưng đang bị xã hội hiện đại lấn át.

Tháng 3 Tây Nguyên là mùa lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Hàng loạt nghi lễ quan trọng của cộng đồng được tiến hành hoặc phục dựng trong niềm rộn ràng, phấn chấn, trong ngợp ngời sắc màu thổ cẩm, âm vang cồng chiêng và chảy tràn men rượu cần. Đó là lễ bỏ mả, cúng rừng, cúng mừng năm mới… Một số nghi lễ khác được tổ chức rải rác trong năm như: cúng bến nước, cúng giọt nước, cúng cầu mưa, mừng lúa mới. Điểm chung trong các sự kiện của làng là triết lý nương tựa vào thiên nhiên.

Khởi nguyên, lễ bỏ mả phản ánh nếp sống của cư dân sống gần rừng: trong sinh hoạt, họ lấy gỗ từ rừng để làm nhà, sản vật để sinh sống và khi chết đi, họ lại trở về với thăm thẳm rừng già. Tập tục ấy vẫn được duy trì đến ngày nay, dù rừng đã lùi khá xa nếp nhà sàn. Và nếu được một lần tham dự lễ cúng rừng, ta sẽ càng hiểu rõ sự trân trọng của cộng đồng trước giá trị mà rừng mang lại.

Ngoài bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính thần Rừng, lễ cúng như một lời “xin phép” trước khi người dân đồng loạt tỏa vào rừng thu hoạch các lâm sản phụ như: măng, mật ong, cây dược liệu… Lễ cúng rừng đặc biệt ở chỗ không có tiếng cồng chiêng nhằm tránh làm kinh động đến sự tĩnh lặng của rừng. Tương tự, các nghi lễ truyền thống khác cũng luôn chú trọng sự kết nối, giao hòa giữa con người với thiên nhiên, nhắc nhở mỗi người không vì cái lợi trước mắt mà quên đi triết lý sống ông cha đã trao truyền.

Nghi lễ truyền thống của cư dân bản địa Tây Nguyên luôn chú trọng sự kết nối, giao hòa giữa con người với tự nhiên. Ảnh: Lam Nguyên

Nghi lễ truyền thống của cư dân bản địa Tây Nguyên luôn chú trọng sự kết nối, giao hòa giữa con người với tự nhiên. Ảnh: Lam Nguyên

Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh của đồng bào các dân tộc bản địa xuất phát từ việc không lý giải được các hiện tượng tự nhiên xảy ra quanh mình. Trong tâm thức của họ, cái cây, hòn đá, ngọn núi, dòng sông đều có một vị thần ngự trị. Tuy quan niệm này có phần lạc hậu, song rõ ràng từ sự “biết sợ”, biết kính trọng mẹ thiên nhiên mà con người giữ được quan hệ hài hòa với rừng, với núi. Tâm lý “biết sợ” chế ngự sự ngông cuồng của con người.

Chẳng phải vì không biết sợ hạn hán, lũ lụt nên nhiều nơi người ta thẳng tay phá rừng; không biết sợ bệnh tật nên vô tư dùng thuốc trừ sâu hóa học, thoải mái xả thải; không nghĩ đến ngày sau nên chẳng hề đắn đo khi khai thác, sử dụng vô tội vạ tài nguyên nước, kim loại…? Chính con người đang phải nhận lãnh hậu quả từ sự phá vỡ quy luật tự nhiên, can thiệp thô bạo hay tàn phá thiên nhiên.

Nghi thức cúng rừng của đồng bào Jrai xã Ia Pếch (huyện Ia Grai). Ảnh: Lam Nguyên

Nghi thức cúng rừng của đồng bào Jrai xã Ia Pếch (huyện Ia Grai). Ảnh: Lam Nguyên

Trước những tác động mạnh mẽ của xã hội hiện đại, cái hay, cái đẹp trong tập tục của đồng bào các dân tộc thiểu số đặt ra yêu cầu gìn giữ, phát huy giá trị. Thiết thực nhất là chính sách dựa vào cộng đồng bản địa để giữ rừng. Nhờ sống gần rừng và nương tựa vào rừng nên người dân có hệ thống kiến thức, kinh nghiệm phong phú trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên một cách bền vững. Như nhận định của một cán bộ kiểm lâm, đó là “không có lực lượng nào quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn người dân địa phương”.

Theo thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, năm 2021, toàn tỉnh có hơn 468.700 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong đó, 123.000 ha rừng được giao cho trên 10.600 hộ dân tại các cộng đồng dân cư, chủ yếu là đồng bào Jrai, Bahnar sinh sống gần rừng bảo vệ với kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng 48,4 tỷ đồng, tăng 40,7% so với năm 2020. Nguồn thu này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo sinh kế, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực tự quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng.

Từ thực tế trên có thể thấy, việc tôn trọng, thích ứng và nương tựa vào thiên nhiên là lối sống cần hướng tới vì “đôi bên cùng có lợi”. Hãy bắt đầu bằng cách học hỏi tư duy, triết lý của chính những cư dân bản địa Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.