Từ những cổ vật Trung tâm UNESCO Việt Nam tặng BTTH tỉnh: Ðôi điều về hai cổ vật hiếm, độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt trao tặng cổ vật cho bảo tàng các tỉnh trong cả nước. Bảo tàng Tổng hợp (BTTH) Bình Định là đơn vị may mắn được tặng 185 cổ vật (thời văn hóa Đông Sơn, thời Lý - Trần, Lê - Mạc) cùng 1 bộ sưu tập 48 đồng tiền cổ bằng đồng thời Tây Sơn. Trong đó đáng chú ý là 2 cổ vật bằng đất nung rất độc đáo và có giá trị đó là phù điêu rồng hình lá đề (ảnh trên) và tượng thần Kinnari (ảnh dưới), đều có niên đại thời Lý - Trần.

 

Phù điêu rồng được bố cục trong hình lá đề (lá nhĩ), viền xung quanh là hình hoa văn cuộn sóng, bên trong là đề tài trang trí hình hai con rồng (lưỡng long tranh châu), đuôi phía trên, thân chúc xuống. Hai đầu chúc vào nhau và hướng lên phía trên viên ngọc. Phù điêu này khá lành lặn.

Nghệ thuật điêu khắc thời Lý - Trần là một nét son rực rỡ trong lịch sử của nền nghệ thuật Việt Nam. Điêu khắc đời Lý - Trần thường hướng vào đề tài thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc… và đặc biệt là hình tượng lá đề và con rồng xuất hiện đậm đặc tại các công trình kiến trúc.

Tượng Kinnari bằng đất nung được tạo tác với khuôn mặt bầu tròn, ngực ưỡn về phía trước, đầu đội mũ giống như mũ quan, hơi bợt về phía sau; hai tay như dâng một tờ sớ; đôi cánh thu lại ở phía gần đuôi. Đuôi chốc ngược nhô cao hơn đầu. Khuôn mặt bầu tròn trông rất phúc hậu, mũi thẳng, miệng nhỏ, mắt mở nhìn thẳng. Tượng Kinnari thời Lý - Trần được tạo tác dưới dạng đầu người mình chim thể hiện rõ nét sự tiếp biến với văn hóa Champa.

Có ý kiến cho rằng, biểu tượng chim thần Kinnari của Champa được lấy từ mô típ chim thần Garuda trong thần thoại Ấn Độ. Đây cũng là hiện tượng giao thoa tiếp biến giữa các nền văn hóa rất phổ biến. Hình tượng Kinnari đầu người mình chim xuất hiện nhiều trong các đền, chùa ở nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tượng Kinnari nổi tiếng nhất có lẽ là tượng ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Tượng này bằng đá, cao 40cm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Việc Trung tâm UNESCO sưu tầm cổ vật Việt Nam trao tặng nhiều cổ vật cho BTTH Bình Định không chỉ góp phần làm phong phú số lượng, nhóm hiện vật, mà còn tạo điều kiện cho du khách tham quan, các nhà khoa học có thêm tư liệu nghiên cứu.

NGUYÊN VIỆT

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null