Tư liệu về nhà cách mạng Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai trước ngày hy sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giữa khúc ca chiến thắng của cả dân tộc trong hai cuộc kháng chiến, có những câu chuyện tình yêu bất tử của các chiến sĩ cách mạng.

Trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giới thiệu nhiều tư liệu về chuyện tình ươm mầm trong khói lửa của những nhà cách mạng nổi tiếng, như gia đình cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và bà Nguyễn Thị Minh Khai.

Trưng bàyThắp ngọn lửa hồng tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò khai mạc sáng 9/7, kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024). Trưng bày kể câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù.

Trưng bàyThắp ngọn lửa hồng tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò khai mạc sáng 9/7, kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024). Trưng bày kể câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù.

Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng được thể hiện qua ba nội dung Tiếng súng mở đầu, Trọn một lời thề và Dấu xưa vang mãi, tương ứng với các dấu mốc lịch sử của phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1945.

Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng được thể hiện qua ba nội dung Tiếng súng mở đầu, Trọn một lời thề và Dấu xưa vang mãi, tương ứng với các dấu mốc lịch sử của phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1945.

Sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo quần chúng làm nên phong trào cách mạng (1930-1931) với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ (1936-1939). Khi quân Nhật tấn công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Ba cuộc khởi nghĩa của ta đã nổ ra ở ba miền Bắc, Trung, Nam là khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), binh biến Đô Lương (1/1941). Đây chính là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc.

Sau khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo quần chúng làm nên phong trào cách mạng (1930-1931) với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ (1936-1939). Khi quân Nhật tấn công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Ba cuộc khởi nghĩa của ta đã nổ ra ở ba miền Bắc, Trung, Nam là khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), binh biến Đô Lương (1/1941). Đây chính là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc.

Sơ đồ tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và các hội quần chúng (trái) và bản sao Chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng.

Sơ đồ tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và các hội quần chúng (trái) và bản sao Chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng.

Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp dựng trường bắn và xử tử hình nhiều lãnh đạo của Ðảng, chiến sĩ cách mạng bị bắt từ trước khởi nghĩa như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai… Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ ngọn lửa cách mạng.

Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp dựng trường bắn và xử tử hình nhiều lãnh đạo của Ðảng, chiến sĩ cách mạng bị bắt từ trước khởi nghĩa như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai… Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ ngọn lửa cách mạng.

Trong khúc ca chiến thắng của dân tộc, có những câu chuyện tình yêu bất tử của các chiến sĩ cách mạng. Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng giới thiệu nhiều tư liệu về chuyện tình ươm mầm trong khói lửa của những nhà cách mạng nổi tiếng. Năm 1934, đám cưới của hai chiến sĩ yêu nước Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai diễn ra đầm ấm, giản dị ở Thượng Hải (Trung Quốc). Sau khi về nước, để đảm bảo nguyên tắc hoạt động bí mật, hai vợ chồng phải xa nhau.

Trong khúc ca chiến thắng của dân tộc, có những câu chuyện tình yêu bất tử của các chiến sĩ cách mạng. Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng giới thiệu nhiều tư liệu về chuyện tình ươm mầm trong khói lửa của những nhà cách mạng nổi tiếng. Năm 1934, đám cưới của hai chiến sĩ yêu nước Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai diễn ra đầm ấm, giản dị ở Thượng Hải (Trung Quốc). Sau khi về nước, để đảm bảo nguyên tắc hoạt động bí mật, hai vợ chồng phải xa nhau.

Hình ảnh con gái của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong bên người mẹ nuôi - bà Đặng Thị Du. Năm 1941, bà Nguyễn Thị Minh Khai bị xử bắn. Một năm sau, nhà cách mạng Lê Hồng Phong cũng trút hơi thở cuối cùng.

Hình ảnh con gái của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong bên người mẹ nuôi - bà Đặng Thị Du. Năm 1941, bà Nguyễn Thị Minh Khai bị xử bắn. Một năm sau, nhà cách mạng Lê Hồng Phong cũng trút hơi thở cuối cùng.

Tư liệu quý giá về lời nhắn gửi của bà Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1941 và bức điện được Tổng Bí thư Lê Hồng Phong gửi cho anh trai trước ngày ra đi và xà lim ở Nhà tù Côn Đảo - nơi ông hy sinh vào tháng 9/1942.

Tư liệu quý giá về lời nhắn gửi của bà Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1941 và bức điện được Tổng Bí thư Lê Hồng Phong gửi cho anh trai trước ngày ra đi và xà lim ở Nhà tù Côn Đảo - nơi ông hy sinh vào tháng 9/1942.

Bài thơ do anh hùng Hoàng Văn Thụ sáng tác trước ngày hy sinh được giới thiệu tới công chúng. Tháng 8/1943, trong khi đang làm nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội, ông bị bắt và giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Trong tòa án đại hình của thực dân Pháp, ông tuyên bố đanh thép: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên. Chỉ biết rằng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng”. Sáng 24/5/1944, ông bị sát hại tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội).

Bài thơ do anh hùng Hoàng Văn Thụ sáng tác trước ngày hy sinh được giới thiệu tới công chúng. Tháng 8/1943, trong khi đang làm nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội, ông bị bắt và giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Trong tòa án đại hình của thực dân Pháp, ông tuyên bố đanh thép: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên. Chỉ biết rằng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng”. Sáng 24/5/1944, ông bị sát hại tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội).

Những địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng giờ đây đã trở thành địa chỉ đỏ, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ. Nhiều cựu chiến binh không giấu được nỗi xúc động khi gợi lại những ký ức về một thời khói lửa.

Những địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng giờ đây đã trở thành địa chỉ đỏ, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ. Nhiều cựu chiến binh không giấu được nỗi xúc động khi gợi lại những ký ức về một thời khói lửa.

Ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (Phú Xuyên, Hà Nội) - khẳng định những tư liệu lịch sử giúp người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ biết ơn sự hy sinh của thế hệ đi trước, các anh hùng dân tộc. "Trong tháng 7 lịch sử, chúng ta cần ý thức sâu sắc việc trân trọng quá khứ, giữ gìn hiện tại để hướng tới tương lai", ông Bảng nói.

Ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (Phú Xuyên, Hà Nội) - khẳng định những tư liệu lịch sử giúp người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ biết ơn sự hy sinh của thế hệ đi trước, các anh hùng dân tộc. "Trong tháng 7 lịch sử, chúng ta cần ý thức sâu sắc việc trân trọng quá khứ, giữ gìn hiện tại để hướng tới tương lai", ông Bảng nói.

Cựu chiến binh Bùi Thêm năm nay ngoài 90 tuổi vẫn cố gắng tham quan trưng bày, nhớ lại kỷ niệm thời chiến đấu. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945.

Cựu chiến binh Bùi Thêm năm nay ngoài 90 tuổi vẫn cố gắng tham quan trưng bày, nhớ lại kỷ niệm thời chiến đấu. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945.

Hoạt cảnh tái hiện cuộc gặp cuối cùng trong Nhà tù Hỏa Lò của gia đình hai chiến sĩ yêu nước Mai Ngọc Thuyết và Nguyễn Văn Mẫn vào năm 1933. Cuối năm 1931, ông Nguyễn Văn Mẫn bị địch bắt, giam tại các nhà tù Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La và Hỏa Lò. Khi đó, con gái ông chưa tròn một tuổi. Năm 1933, lần đầu ông Nguyễn Văn Mẫn được bế con, khi vợ đưa con gái vào Nhà tù Hỏa Lò để tiễn biệt ông trước ngày lưu đày ở Côn Đảo. Đây cũng là lần gặp cuối cùng của gia đình nhỏ, bởi 10 năm sau (1943), chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn Mẫn hy sinh do chế độ tù đày khắc nghiệt. Biến đau thương thành sức mạnh, vợ ông là bà Mai Ngọc Thuyết vẫn kiên trung theo con đường đã chọn.

Hoạt cảnh tái hiện cuộc gặp cuối cùng trong Nhà tù Hỏa Lò của gia đình hai chiến sĩ yêu nước Mai Ngọc Thuyết và Nguyễn Văn Mẫn vào năm 1933. Cuối năm 1931, ông Nguyễn Văn Mẫn bị địch bắt, giam tại các nhà tù Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La và Hỏa Lò. Khi đó, con gái ông chưa tròn một tuổi. Năm 1933, lần đầu ông Nguyễn Văn Mẫn được bế con, khi vợ đưa con gái vào Nhà tù Hỏa Lò để tiễn biệt ông trước ngày lưu đày ở Côn Đảo. Đây cũng là lần gặp cuối cùng của gia đình nhỏ, bởi 10 năm sau (1943), chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn Mẫn hy sinh do chế độ tù đày khắc nghiệt. Biến đau thương thành sức mạnh, vợ ông là bà Mai Ngọc Thuyết vẫn kiên trung theo con đường đã chọn.

Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng diễn ra đến ngày 15/8 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày Thắp ngọn lửa hồng diễn ra đến ngày 15/8 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.