Tự khúc phù dung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu chọn loài hoa sắc hương lộng lẫy, vị trí ấy không dành cho phù dung. Loài hoa bền bỉ cùng tháng ngày càng không phải phù dung.

Và cũng thế, loài hoa mang ý nghĩa cao sang, mỹ miều, phù dung có lẽ còn lâu mới “có cửa”. Vậy mà, giữa dịu dàng ngát hương và rực rỡ sắc thắm của cúc, dẻ, mộc, hồng, lan, huệ… phù dung vẫn thiết tha bung nở, nhắc nhở nhân gian sự tồn tại hối hả, chóng vánh của mình bằng những gì tinh khôi, đằm thắm nhất.

Vì muốn tìm một khóm phù dung trồng bên góc vườn, tôi đã nhiều lần thất vọng và ngậm ngùi khi nghe lời khuyên của các chủ vườn: “Ui chao trồng làm chi cái giống sớm nở tối tàn ấy!”. Vậy mà loài hoa này vẫn cứ ám ảnh mãi cho đến một ngày, chúng được trồng vào vị trí chỉ cần mở cửa, cánh hoa mỏng manh, tinh khôi đã thân thương đón chào!

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Không hương, phù dung bù đắp khiếm khuyết bằng sắc. Không phải thứ sắc tầm thường mà rực tràn, biến ảo không ngừng: sáng trắng, trưa hồng, chiều hồng đậm. Sắc trắng tinh khôi như ban mai, bình minh, bừng thức, trong trẻo, ngây thơ. Rồi thình lình chuyển sắc thành màu hồng thắm, thiết tha nồng đượm rồi man mác nhạt phai, chia lìa.

Cái chớp mắt của thời gian từ sáng đến trưa, từ chiều vào tối diễn tiến trên một cánh hoa thật, nhanh chóng, ngỡ ngàng. Lay động trong nắng, trong gió, màu thời gian như đồng hiện, như nói hộ lòng ta đây buổi sớm mai, kia thời mãn khai để rồi sẽ héo úa xế tà. Con người thực nhạy cảm với thời gian, khi ý thức đời người thật ngắn ngủi.

Không hương, lại “sớm nở tối tàn”, phù dung bù đắp cho mình bằng vẻ đẹp mong manh mà mãnh liệt, chân thực mà diệu vợi, ngắn ngủi mà luyến lưu… Một vẻ đẹp thực hư hồ khó nắm bắt, lộng thắm đó rồi lụi tàn thoáng chốc, như tên gọi của chính nó! Phù dung, cánh mỏng rung rinh, giữa gió táp, mưa sa vẫn sống đời lộng lẫy, kiêu hãnh và kiên cường.

Giữa trời đông xám xịt, giữa mùa hè oi bức, đỏng đảnh thoắt nắng thoắt mưa, phù dung tận hiến đời mình. Nó không kén chọn mùa, không kén chọn tiết. Bốn mùa, phù dung vẫn vô tư tụ mầm, trổ lộc, hào phóng đơm bông, bung nụ, phô sắc khoe nhan.

Tôi quý phù dung bé bỏng, mong manh ở cái nết ấy. Cứ như cái tiết tháo thanh cao của người con gái đẹp không màng tiếng đời “nổi trôi, hư ảo, chóng tàn”. Không hương, không bền, nhưng phù dung đều đặn siêng hoa, lặng thầm chuyển màu vào nhịp chảy miên man của ngày, của tháng năm.

Trong khoảnh khắc hiện tại trôi qua thành quá khứ, giữa cuộc đời đổi thay, dâu bể này, phù dung dường như đang nhắc nhở ta sống hết mình, chân tình và tận độ, bởi nếu chẳng thế, sẽ còn giây phút nào cho ta nuối tiếc, dở day. Đó có lẽ là ý nghĩa đáng quý nhất của một loài hoa.

Sen tàn để lại hương, phù dung lưu chữ “tình”. Một chữ tình thật đời, thật người, thắm thiết để rồi tàn, mà tàn “là thể phách, còn là tinh anh”. Càng ngắn ngủi càng muốn lưu giữ bằng chất sống thật đậm, thật sâu. Chữ tình của một loài hoa chan chứa bao lời nhắn nhủ, tựa như chữ tình của đời Kiều tài sắc mà nổi nênh, hồng nhan mà truân chuyên bạc phận. Cũng vì chữ tình ấy mà Kiều đã sống và yêu đến cháy lòng, khổ và đau đến nát lòng.

Ý thức hay định mệnh chữ tình, Kiều không chọn chốn “thong dong” để ngồi trong yên ổn, đứng trong vững vàng, nàng đã sống một đời phong ba, một đời bi thương, một đời phát tiết anh hoa.

Ngẫm ra, trong kiếp phù vân mây nổi, giữa cõi nhân sinh bộn bề, có mấy người dám chọn cách sống và yêu như phù dung-dành trọn cái chớp mắt mong manh từ bình minh tới hoàng hôn-chỉ để nâng niu và chắt chiu một chữ tình?

Phù dung cánh mỏng, mong manh mà rực sắc. Trong gió mưa, trong nắng hanh vẫn bền bỉ, âm thầm đợi mặt trời mọc, đợi mặt trời lặn, cần mẫn giữa thinh không, lặng im đến nghiệt ngã. Lặng im bằng cách không-lưu-hương, dẫu chỉ là một chút thoảng qua trong gió, để nhắc nhở người vô tình, người hay quên, người hờ hững…

Chỉ còn lại trong cánh hoa, trong cái đẹp mong manh ngắn ngủi, phù dung lặng lẽ cất khúc vô thường, bằng nhạc điệu của sắc màu, bằng tiết điệu của đổi thay, bằng cả những tình điệu nỉ non say đắm của cõi trần.

Có thể bạn quan tâm

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.