Tú An khôi phục nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hỗ trợ máy may, phối hợp với các trường dạy nghề mở lớp tập huấn kỹ thuật dệt thổ cẩm cho bà con dân tộc Bahnar ở các làng Nhoi, Hòa Bình và Pơ Nang là cách mà xã Tú An (thị xã Khê) đang thực hiện nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân bản địa. 
Xã Tú An có 6 thôn, làng, trong đó có 3 làng dân tộc thiểu số. Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm có vai trò rất quan trọng, gắn bó mật thiết trong đời sống, văn hóa của người Bahnar nên hầu như gia đình nào cũng có khung dệt vải. Tuy nhiên, nghề truyền thống này đang có xu hướng mai một trong cuộc sống hiện đại. “Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Bahnar trên địa bàn, những năm gần đây, bên cạnh việc hướng dẫn các làng khôi phục, thành lập đội cồng chiêng, thị xã An Khê còn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống”-bà Hồ Thị Viên-Phó Bí thư chi bộ làng Pơ Nang-cho biết. 
 Phụ nữ Bahnar xã Tú An tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật dệt truyền thống. Ảnh: N.M
Phụ nữ Bahnar xã Tú An tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật dệt truyền thống. Ảnh: N.M
Theo bà Viên, sau khi tập hợp được 20 chị em yêu thích dệt thổ cẩm trong làng Pơ Nang, tháng 4-2018, xã Tú An đã phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Đông Gia Lai mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống. Dịp này, thị xã An Khê đã hỗ trợ chị em trong làng 3 chiếc máy may để việc sản xuất các sản phẩm từ thổ cẩm được thuận tiện, dễ dàng hơn. Tiếp đó, tháng 6-2019, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh mở lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm, thu hút 50 chị em ở 3 làng: Pơ Nang, Nhoi và Hòa Bình tham gia. Bà Viên phấn khởi nói: “Sau các đợt đào tạo, nhiều chị em phụ nữ làng Pơ Nang đã biết dệt may, quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại một số lễ hội như: Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018; lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và Hội hát Cầu huê 2019; Ngày hội Du lịch Kbang lần thứ 2-2019 và gần đây nhất là tại Lễ hội Dâu da đỏ Tây Sơn nhị ở xã Cửu An (thị xã An Khê). Hiện nay, một số chị em bắt đầu nhận được những đơn đặt hàng dệt váy, áo, khăn…”.
Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Đinh Thị Hiền (làng Pơ Nang) bộc bạch: “Tôi vốn chỉ biết dệt trơn, không biết dệt hoa văn. Tham gia lớp học dệt, tôi đã được các nghệ nhân tận tình chỉ bảo, truyền dạy. Sau 2 tháng, tôi đã biết dệt nhiều mẫu hoa văn khó và biết may bằng máy. Có máy may hỗ trợ, thời gian làm ra một chiếc váy, áo sẽ nhanh hơn. Các sản phẩm áo, váy, khăn… cũng được cải tiến để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ vậy mà lần đầu tiên sản phẩm tôi làm ra đã có khách hàng đặt mua. Tôi vui lắm”. Chị Đinh Thị Luyến (cùng làng) cũng đang trong tâm trạng vui mừng vì vừa hoàn thành chiếc váy để giao cho khách. Chị Luyến chia sẻ: “Trước nay, mình chỉ dệt phục vụ gia đình, không nghĩ là dệt váy áo để bán. Có khách hàng đặt mua nên mình phấn chấn lắm. Do đó, mình cố gắng dệt chiếc váy thật đẹp, bố trí các họa tiết hoa văn sao cho hài hòa, bắt mắt. Mình dệt 4 ngày là xong, bán với giá 800 ngàn đồng. Đây là mức giá vừa phải, lấy công làm lời thì lần sau khách mới đặt mua tiếp, như vậy mình sẽ có việc làm kiếm thêm thu nhập”.
Ông Nguyễn Xuân Toàn-Phó Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm, tạo điều kiện để người dân 3 làng: Nhoi, Hòa Bình và Pơ Nang bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Qua 2 đợt đào tạo, hướng dẫn dệt thổ cẩm, nhiều chị em đã học hỏi được kỹ thuật dệt, may, từ đó tạo ra các sản phẩm thổ cẩm bền, đẹp đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. “Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động chị em phụ nữ ở 3 làng tham gia các lớp dạy nghề thổ cẩm nhằm nâng cao tay nghề, nếu đủ điều kiện sẽ thành lập tổ hợp tác dệt thổ cẩm”-ông Toàn cho biết thêm.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.