Từ 12-12, gỡ phong tỏa, cách ly y tế đối với xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-12, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 764/CV-BTTr-BCĐ về việc gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế đối với xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa.

Ngày 18-11-2021, sau khi ghi nhận thông tin về ca bệnh dương tính tại làng Sao Đúp (xã Hà Bầu) với diễn biến phức tạp, số lượng ca dương tính liên tục tăng cao những ngày tiếp theo, UBND-Ban Chỉ đạo phòng- chống dịch Covid-19 huyện Đak Đoa đã tiến hành phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ xã Hà Bầu và làng Đê Klanh (xã Đak Krong) để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và UBND-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện Đak Đoa: Ổ dịch trên địa bàn xã Hà Bầu hiện đã ổn định (cơ bản kiếm soát được); từ ngày 29-11-2021 đến nay không ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

 Gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế đối với bộ xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa bắt đầu từ 0 giờ ngày 12-12-2021.
Gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế đối với xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) từ ngày 12-12-2021. Ảnh: Thanh Nhật



Để đảm bảo an toàn phòng- chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội của người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế từng bước trở lại bình thường trong tình hình mới; theo đề nghị của UBND huyện Đak Đoa tại báo cáo số 547/BC-UBND ngày 11-12-2021 về việc gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ xã Hà Bầu, Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có ý kiến như sau:

Đồng ý gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế đối với toàn bộ xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa bắt đầu từ 0 giờ ngày 12-12-2021. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với y tế địa phương tiếp tục giám sát dịch tễ, chủ động đề xuất việc tổ chức xét nghiệm trọng điểm để tầm soát dịch bệnh tại xã Hà Bầu theo quy định.

Ủy ban nhân dân-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện Đak Đoa tiếp tục phong tỏa chặt 5 khu dân cư có F0 mới (3 khu tại làng Weh, 1 khu tại làng Nú, 1 khu tại làng Ring Rai); giám sát chặt chẽ các trường hợp F0 tái dương tính, F0 sau thời gian điều trị và các đối tượng F1 hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương. Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục theo dõi, thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh, trên cơ sở đó để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với những khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn xã Hà Bầu.

Ủy ban nhân dân-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 xã Hà Bầu sau khi gỡ bỏ phong tỏa cần hạn chế các dịch vụ không thiết yếu, yêu cầu người dân thực hiện tốt quy định 5K của Bộ Y tế, đảm bảo giãn cách 2 m khi tiếp xúc, thường xuyên rửa tay sát khuẩn và vệ sinh môi trường, tự theo dõi sức khỏe và ghi lại lịch trình di chuyển, lịch trình tiếp xúc trong vòng 14 ngày, không tổ chức ăn uống tập trung đông người, chủ động về các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 theo quy định.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.