Truyện ngắn: Sương Chiêu Lầu Thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi và Trình chẳng biết gì về nhau trước đó, cả hai đứa va vào nhau trong chuyến đi Tây Bắc những ngày chạm thu.

Tranh: TRẦN NGỌC SINH
Tranh: TRẦN NGỌC SINH


Giữa những cơn ngột ngạt - ngổn ngang mùa COVID tôi cần lắm một hơi sâu, mùi của núi rừng, còn Trình, tôi đoán cậu ấy muốn giải thoát một nỗi buồn. Linh cảm ấy xuất hiện ngay lần đầu gặp, khuôn mặt Trình có lớp sương mờ lẩn khuất mà tôi đã thấy ở vài người bạn xung quanh - những người tài năng, mạnh mẽ nhưng đơn độc. Thi thoảng họ lại kể về những giấc mơ, nơi họ thường lạc lối trong những tinh cầu xanh xám rồi giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm về sáng. Khi ấy một nỗi buồn - cô đơn vô tận sẽ xâm chiếm, bủa vây, và ngay khoảnh khắc đó họ chỉ mong ước được tan ra, biến mất...

Trình thường lánh mọi người, ngồi bất động nhìn về một vùng trời vô định, chẳng buồn nhấc tay xua lớp sương đang giăng ngang mặt. Tôi đồ rằng cậu ấy đã mệt, dù trước đây chắc hẳn loay hoay rất nhiều mà không sao xóa tan lớp sương ấy. Qua vài câu hỏi thăm đứt gãy, tôi biết Trình vừa ly dị vợ và có một bé gái năm tuổi. Chiều hôm ấy, chiếc xe của Trình ngập trong lầy lội với sình văng lên tận tóc. Con đường vào lưng núi chỉ mười ba kilômét mà không biết bao lần phải lội bộ, ngã xe dúi dụi...

Bỏ xe máy ở lưng chừng núi, chúng tôi quyết định leo các bậc dốc ngược lên đỉnh cách đó khoảng hơn tám trăm mét. Trên đường leo, những thửa ruộng bậc thang lại mở ra, tại sườn núi một phụ nữ Mông đang dùng lưỡi cuốc chim cuốc những nhát tóe lửa vào vách đá tai mèo. Cạnh bên, đứa bé chừng bốn, năm tuổi trần truồng ngập trong nước vừa tự chơi với xô đất đen, vừa nhìn mẹ đục, cạy, lách các phiến đá, chắt chiu từng hốc lõm để có thể nhét thêm ít đất, gieo thêm vài hạt giống ngô.

Hơn cả tiếng len lỏi giữa những cơn gió hun hút và tán cây rừng, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân tới đỉnh núi. Một đại cảnh hư ảo mở thênh thang trước mắt.

Đã săn mây khắp các đỉnh vùng Tây Bắc nhưng biển mây ở đỉnh Chiêu Lầu Thi - ngọn núi cao 2.402 mét so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh của Hà Giang - vẫn cho tôi cảm giác khác lạ và choáng ngợp. Khi nhịp thở hồng hộc qua đi, tôi hít thật sâu hơi lạnh của sương, mùi hăng hắc ẩm của lá rừng. Xa xa ai đã lấy chiếc cọ màu nước quệt ngang bầu trời một vệt loang màu lửa. Gió đang cuộn khói bốc lên, đẩy những thác mây tuôn ra, thong dong nhấn chìm những ngọn cây, nhanh chóng lấp đầy thung lũng khu rừng hoang lạnh. Những sóng mây ấy cứ cuộn chồng lên, xô vào các đỉnh núi rồi theo gió trôi miên man về phía chân trời đang cháy.

Dưới kia mây đã quấn quanh các thân cây cổ thụ trồi lên từ vách đá của khu rừng tống quá sủ. Theo tiếng dân tộc Mông, sủ là cây, tống là đông, quá là qua. Những cây cổ thụ "sống qua mùa đông" ấy như vừa xoay ngược, đưa cả bộ rễ lên bám víu nền trời. Trong thời khắc sắp tới, khi phải đi qua mùa đông khắc nghiệt, chúng sẽ tự giết một phần thân nhánh để đứng vững, tồn tại, đợi hồi sinh ở mùa xuân như vòng lặp ngắn của kiếp luân hồi.

Trời sập tối rất nhanh, biển mây giờ đã đông cứng lại thành động băng khổng lồ, cả bầu trời chuyển sang trong vắt, thẫm xanh màu ngọc bích. Phía xa trăng đã hiện lên, lấp lánh vài ngôi sao Hôm bên cạnh. Chúng tôi vẫn ngồi đó ngắm mây từ hai hướng với không gian thinh lặng ở giữa. Chút nữa thôi cả tôi và Trình sẽ phải mò mẫm xuống những bậc dốc rêu phong mờ tối. Tôi leo xuống trước, những bậc đá ngấm sương trơn trợt hơn, Trình theo sau.

Bỗng có tiếng khóc rền rĩ chợt vang lên. Tôi quay lại, thằng bé bên bờ ruộng hồi chiều không hiểu sao đang chấp chới trên mỏm đá xiên mà bên dưới là vực sâu. Chắc ghì chặt đã lâu, cả người nó đang tụt dần xuống. Bất ngờ bóng Trình lao ra cùng tiếng hét: An...! Một chân vẫn giữ phía trong, một chân Trình phóng ra, cắm thẳng xuống khe đá, chồm tới ôm thằng bé. Cả hai ngã đổ ngược vào phía trong. Tôi run lẩy bẩy leo ngược lên mà cả người cứ vấp tụt mấy lần. Khi leo được tới, một chân Trình vẫn kẹt lại trong khe đá sắc nhọn không rút ra được. Tôi nghe thấy mùi máu. Mặt tái mét vẫn đang siết chặt thằng bé, Trình nấc nghẹn: "Con em mất rồi anh…".

Qua đáy mắt ngập nước, những câu kể ngắt quãng của Trình, tôi lờ mờ hình dung ra hình ảnh cái đêm kinh hoàng ấy: Cú lách xe qua xe tải với chân chống chưa gạt đẩy bật cả xe lẫn bé An con Trình văng thẳng ra con lươn đại lộ. Trình bổ nhào theo nhưng không kịp... Một tay ôm chặt con đầy máu, một tay điều khiển xe máy chạy thẳng đến cấp cứu, Trình không biết bé An đã ngừng thở lúc nào...

Thằng bé Mông chắc còn sợ cứ giúi đầu vào cổ Trình, tay bấu chặt lấy vai người lạ, Trình nằm đó tựa lưng vào vách đá, hai tay vòng ôm thằng nhỏ không rời. Dưới ánh trăng sáng, lần đầu tiên trong chuyến đi tôi thấy lớp sương trên mặt Trình thoáng giãn ra, có chút ánh sáng như vừa le lói. Bên trong tôi bỗng ngập lên cảm xúc khát khao: chút ánh sáng ấy sẽ rực lên trên khuôn mặt Trình, trên cả những khuôn mặt tôi quen, để từng lớp sương kia sẽ tan ra thành khói…

Theo QUỐC BÌNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.