Truy xuất loại sữa nghi gây ngộ độc nghiêm trọng ở Tiền Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý sản phẩm sữa này ở địa phương truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ gây ngộ độc

Chiều 16-10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương làm rõ thông tin và xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang liên quan đến các trường hợp tử vong và ngộ độc nhập viện cấp cứu nghi ngờ do uống sữa (tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Nhiều người dân có mặt tại đám tang mẹ con bà P. Ảnh. Minh Sơn

Nhiều người dân có mặt tại đám tang mẹ con bà P. Ảnh. Minh Sơn

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Sở Y tế phối hợp với cơ quan quản lý sản phẩm này ở địa phương tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ; kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (nếu sản phẩm nghi ngờ sản xuất, kinh doanh ở địa phương).

Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện) và công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn thực phẩm, không sử dụng sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đưa tin, sáng 16-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo vụ chết người chưa rõ nguyên nhân xảy ra trên địa bàn huyện.

Theo đó, vào lúc 8 giờ ngày 15-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Bè tiếp nhận tin báo từ Công an xã Hòa Hưng về vụ chết người.

Khoảng 6 giờ ngày 14-10, bà P.T.P. (SN 1940; ngụ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) ngủ dậy thì phát hiện ông P.V.Y. (SN 1978, con của bà P.) đã chết. Tuy nhiên, gia đình nghĩ ông Y. chết do bệnh lý nên tổ chức đám tang mà không trình báo chính quyền địa phương.

Đến 22 giờ cùng ngày, con gái cụ P. pha 100 ml sữa cho mẹ uống. Sau khi uống sữa cụ P. có biểu hiện tức ngực, khó thở, nôn ói và khoảng 5 phút sau tử vong tại nhà. Gia đình nghĩ cụ P. cũng chết do bệnh lý nên không trình báo cơ quan công an.

Khoảng 4 giờ ngày 15-10, ông P.M.T. (con của bà P.) đến phụ đám tang. Tại đây, ông tự pha 150 ml sữa để uống. Uống được khoảng 50 ml thì ông T. có biểu hiện như bà P. trước đó nên được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Triều An – Loan Tâm, tỉnh Vĩnh Long.

Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc sữa nên chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.