Theo Chủ tịch UBND xã Ngọc Tem, 2 ngày qua, trên địa bàn xã tại đường Trường Sơn Đông có mưa nhiều nên đất, đá, cây cối từ taluy dương sạt lở xuống mặt đường, đầu cầu Đăk Lô, gây tắc đường hoàn toàn.
(GLO)- Nhắc đến đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước không thể không nhớ đến những “cô gái mở đường”. Những câu chuyện ấy vẫn in đậm trong ký ức biết bao cựu thanh niên xung phong (TNXP) để mỗi lần gặp mặt, họ lại tự hào nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, quả cảm.
Nơi tôi đến, trong tầm bán kính vài mươi ki-lô-mét là những cái tên, những trận chiến đi vào sử sách, của chiến trường Bắc Tây Nguyên vào những tháng năm khốc liệt nhất
“Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang/ Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng. Trường Sơn, vượt núi, băng sông/ Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa. Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình”.
(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.
(GLO)- Huyện Kbang sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng cùng hệ thống di sản đa dạng, mang đặc trưng văn hóa rừng. Ngày hội du lịch Kbang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 4 đến 6-8 tiếp tục quảng bá các giá trị độc đáo của vùng đất nơi đại ngàn Trường Sơn đến với bạn bè và du khách, khẳng định sức hấp dẫn của điểm đến này trên cung đường du lịch phía Đông tỉnh Gia Lai.
Để có những bản làng trù phú như ngày nay, từ xa xưa, cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế đã hình thành những “con đường muối“ cùng những chuyến chinh phục núi rừng lạ lùng...
Ngọn mác dài khoảng 3 m với mũi dao sắc lẻm - dụng cụ được người Cơ Tu (H.Tây Giang, Quảng Nam) dành riêng cho việc đâm trâu dần trở thành vật lưu niệm.
Những ngày tháng ba của 47 năm trước, những cánh quân từ đại ngàn Trường Sơn tiến về miền đất đỏ bazan mở màn Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử. Chiến dịch thắng lợi làm thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển và rệu rã toàn bộ hệ thống kẻ thù, tạo tiền đề cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đi đến thành công. Từ đó, cùng với cả nước, miền cao nguyên phía tây Tổ quốc bước sang trang mới, với hành trình dựng xây quê hương đổi mới và phát triển.
Nếu không tận mắt chứng kiến sự hồi phục khớp xương nhanh đến kỳ lạ của một thanh niên người Pa Kôh, tôi sẽ không thể tin vào công dụng bài “thuốc thổi“ của đồng bào sinh sống trên dãy Trường Sơn.
(GLO)- Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, nhiều em nhỏ dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt Trường Sơn ra Bắc để học tập. Trong số đó có cậu bé Rơ Mah Ế ở làng Krol, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ.
(GLO)- Trong đoàn quân trùng trùng điệp điệp “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai“ giữa những năm kháng chiến chống Mỹ, có những cán bộ từ miền Bắc đã hăng hái nhận nhiệm vụ lên đường chi viện chiến trường Khu 5 và Gia Lai xây dựng cơ sở cách mạng, lãnh đạo phong trào đấu tranh tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai phát động cuộc thi viết về căn cứ kháng chiến Krong, Báo Gia Lai đăng bút ký “Hồi ức chiến tranh“ của một người trong cuộc ghi lại ký ức không quên về những năm tháng chiến tranh đầy gian khó, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng ấy.
(GLO)- Đã có một thời, người lái xe cũng là chiến sĩ, đối diện với cái chết từng giờ. Hơn 10 năm lái xe qua mưa bom bão đạn trên những cung đường cực kỳ ác liệt nhưng mọi chuyến xe ông lái đều về đích an toàn. Người có “số phận“ kỳ lạ này là ông Nguyễn Văn Hiến.
(GLO)- Tấm khố, chiếc váy gắn với tập quán ăn mặc của nhiều tộc người, trong đó có các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Khố thường chỉ dành cho đàn ông. Tuy nhiên, trong một số tư liệu, hình ảnh lại có cả một số phụ nữ mặc loại trang phục này.
(GLO)- Trong văn hóa Chăm và các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, voi là linh vật gắn liền với tín ngưỡng và nghệ thuật tạo hình. Trong khi người Chăm thể hiện sinh động hình tượng con voi trên chất liệu sa thạch và đất nung thì các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên lại đặc tả trên chất liệu gỗ.
Lủi là loại rau rừng mọc dọc theo dãy Trường Sơn. Thế nhưng để đem lại hiệu quả kinh tế ổn định thì cần phải di thực trồng tập trung, tìm đầu ra ổn định, thật đáng mừng người dân ở huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã thành công với mô hình trồng rau lạ này.
Đó là ông Trương Quốc Đô, ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Cánh rừng gỗ lim độc nhất quý hiếm mà ông Đô đang canh giữ, bảo vệ nằm ở đồi Cồn Lim, xã Tân Hóa, với diện tích hàng chục ha, nhiều cây có tuổi đời hơn trăm năm tuổi. Để có cánh rừng lim, để những cây gỗ quý bám chặt vào núi đá, gần 30 năm qua, ông Trương Quốc Đô đã đi hàng vạn km, hàng ngàn đêm không ngủ để thức canh cánh rừng gỗ quý.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trung đoàn 174 (19-8-1949 - 19-8-2019) và 60 năm mở đường Trường Sơn (1959-2019), Ban Liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Trung đoàn 174 tổ chức nhiều hoạt động tình nghĩa tri ân đồng đội.
(GLO)- Khi nhắc đến con đường huyền thoại Trường Sơn-đường 559, những ai từng hành quân qua đây hẳn sẽ có nhiều kỷ niệm, nhiều nỗi nhớ: Nhớ những cung đường vách cao vực sâu, mùa nắng thì bụi đường dày đến nửa mét, mùa mưa thì trơn tuột, nhão nhoét...
Trước khi lên đường trở lại Trường Sơn thực hiện loạt bài này, một cựu chiến binh Trường Sơn đã nói với chúng tôi: “Nếu ai là cựu chiến binh đã từng đi qua hay ở lại Trường Sơn, chắc chắn đều có ý muốn trở lại Trường Sơn một lần trong đời để thấy Trường Sơn hôm nay đổi thay như thế nào…“.
10 năm trước, đường 20 Quyết Thắng trên đất Quảng Bình chỉ có thể vào đến km16, Hang 8 Cô; để đến được bản 61 của người Ma Coong và vùng biên giới Kà Roòng với hơn 40km nữa chỉ có loại xe đặc chủng mới có thể đi được, và cũng phải đi mất cả ngày đường.
Nhìn những ngọn núi cao ngất, những vạt đất lồi lõm, những hố bom còn sót lại sau hàng chục năm chiến tranh, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên chính trị viên Đại đội 1, D52 vận tải Trường Sơn, mới quả quyết: “Bản Lằng Khằng đây rồi“.