Trường Sơn ký sự: Lời ru buồn trên nương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần như nạn tảo hôn tại H.A Lưới (Thừa Thiên - Huế) xảy ra khi những đôi trẻ lỡ 'ăn cơm trước kẻng' và để lại hậu quả. Biết rõ nguyên nhân sâu xa của tình trạng này nhưng làm sao để ngăn chặn luôn là câu hỏi nhiều trăn trở…
“Giá mà bọn em biết giữ cho nhau…”
Đứa con trai khóc ngằn ngặt vì muốn ăn một chút đồ ngọt nhưng nhà làm gì còn tiền để mua. Vậy là H.T.M.N, bà mẹ vừa bước qua tuổi 19 (người Cơ Tu, trú tại xã Hồng Thượng, H.A Lưới), xin của hàng xóm múi mít còn chưa chín tới để con ăn tạm. “Ngày mai, mẹ đi hái măng bán rồi mua kẹo cho con nghe…”, N. hứa với con trai mà mắt ậng nước.
Hơn 2 năm trước, N. về làm dâu trong một gia đình nghèo khó. Cảnh sống thiếu trước hụt sau khiến ngày vui quá ngắn mà ngày buồn thì cứ lê thê. Không vào rừng để bắt con ốc, hái măng… thì thôi, chứ ở nhà chiều chiều mắt cô lại đăm đăm hướng về nhà ba mẹ...
“Xã Hương Nguyên (H.A Lưới) chỉ cách nhà chồng em chừng 30 km, là nơi mà em lớn lên. Hoàn cảnh gia đình không khá giả gì nhưng ba mẹ thương em nên gửi em lên TT.A Lưới để theo học tiếp cấp 3. Rồi em lỡ có bầu, nghỉ học luôn từ năm lớp 11…”, N. vừa lấy vạt áo lau nước mũi cho đứa con vừa kể.

Nạn tảo hôn đẩy nhiều đôi trẻ vào cảnh sống chật vật, con nhỏ nheo nhóc. Ảnh: Hoàng Sơn
Nạn tảo hôn đẩy nhiều đôi trẻ vào cảnh sống chật vật, con nhỏ nheo nhóc. Ảnh: Hoàng Sơn
Có lẽ bởi xinh xắn mà khi tuổi chỉ mới ngoài 15, không biết bao chàng trai theo đuổi N. Cô dần lơ là việc học hành. Thiếu sự bảo ban của gia đình, lại đang tuổi mới lớn, những ngày tháng xa nhà lên huyện đi học, N. gặp chồng mình hiện tại là L.V.H (25 tuổi). Rồi chuyện gì đến cũng đến, những đêm hò hẹn của đôi trẻ đã không giữ được giới hạn.
“Biết N. mang thai, em hoảng lắm. N. còn đi học. Em thì không có việc làm, rồi lấy chi mà nuôi mẹ con N. Em nhiều đêm mất ngủ rồi cũng “tự thú” với mẹ để cưới cô ấy về…”, L.V.H thật thà, bảo: “Lúc đó, mẹ đã rất buồn vì nhà nghèo, không có tiền để lo lễ vật. Rồi cả nhà bàn bạc, vay mượn để cưới vợ cho em”.
H. là một chàng trai Pa Kôh chỉ học đến hết lớp 12. Thu nhập chủ yếu của H. là những ngày vào rừng làm thuê làm mướn cho người ta. Ở chung với người mẹ đã già yếu, vợ chồng H. phải tự lo mưu sinh, nghỉ ngày nào là nhấp nhổm ngày đó. Bởi vậy, hôm H. bị xã gọi lên công bố số tiền phạt vì tảo hôn là 2,5 triệu đồng, mặt H. buồn rười rượi. H. được người ta thuê đi bóc vỏ cây tràm cả gần tháng trời mới đủ tiền nộp phạt. “Hồi đó, anh H. cứ bảo không sao. Em cũng tin. Giá mà bọn em biết giữ cho nhau thì giờ đã không phải cực khổ thế này…”, M.N hồn nhiên.
Theo chân N., tôi đến ngã ba đầu xóm và tình cờ gặp nhóm phụ nữ đang tay bồng, tay nách con dại túm tụm chuyện trò. Nhóm có 4 người thì có đến 3 phụ nữ tảo hôn. “Không có việc gì làm cả. Ở nhà đẻ đứa đầu, rồi đến đứa thứ 2… Giờ sợ đẻ lắm rồi”, H.T.H (23 tuổi, người Cơ Tu) nói. H. tảo hôn năm lên 17 tuổi khi chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Cô theo H.V.N về nhà làm dâu đã 6 năm qua. Quanh quẩn góc vườn, tuổi xuân của cô chóng qua vì vùi mình vào việc gia đình.
H.T.C (24 tuổi, người Pa Kôh) ngồi bên cạnh góp chuyện mà giọng nghèn nghẹn: “H. có đứa con thứ 2 là vui lắm rồi. Như em tảo hôn, đứa con đầu đã lên 9 tuổi mà giờ chưa có đứa thứ 2…”. H.T.C quê gốc ở xã A Bung (H.Đăkrông, Quảng Trị). Năm lên 15 tuổi cô lỡ có bầu rồi về làm dâu trong một gia đình người Bru - Vân Kiều. Vì hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng lục đục, hôn nhân của C. đổ vỡ. Năm lên 20 tuổi, cô đi bước nữa rồi về làm dâu ở xã Hồng Thượng (H.A Lưới) cũng trong cảnh khó khăn. “Cực mấy em cũng chịu được nhưng lấy nhau gần 5 năm rồi em vẫn chưa có con với chồng hai”, C. tủi giọng. Chị em trong nhóm thương C. lắm vì không ít lần cô phải chịu lời ong tiếng ve từ gia đình chồng…

Tảo hôn vẫn âm ỉ diễn ra tại huyện miền núi A Lưới gây ra nhiều hệ lụy.
Tảo hôn vẫn âm ỉ diễn ra tại huyện miền núi A Lưới gây ra nhiều hệ lụy.
“Giá mà các mẹ biết chia sẻ cùng con”
Từ những câu chuyện xung quanh “nhóm tảo hôn” mà H.T.M.N lui tới có thể thấy nạn tảo hôn gây quá nhiều hệ lụy ở nhiều khía cạnh, từ trước mắt cho đến đeo đẳng trong nhiều năm. Ông Lê Thanh Lục, Phó chủ tịch UBND xã Hồng Thượng, cho biết tính đến tháng 9.2022, tại địa bàn xã chưa xảy ra trường hợp tảo hôn. Thế nhưng, những năm trước đó, năm nào Hồng Thượng cũng có tảo hôn. Chẳng hạn, năm 2020, xã có 4 cặp tảo hôn; năm 2021, có 3 cặp tảo hôn.
Con số 0 trường hợp tảo hôn trong 9 tháng đầu năm 2022 khiến ông Lục rất vui mừng. Ông bảo đó là kết quả của việc cuối năm 2021, xã cho các dòng họ và thôn bản ký cam kết trong thực hiện chính sách dân số, qua đó gắn trách nhiệm về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho các thôn, các chi bộ, các dòng họ… trong xét thi đua. Ở xã, Đoàn Thanh niên cũng đã tổ chức mô hình CLB tiền hôn nhân, giáo dục giới tính vị thành niên để tập trung vào công tác tuyên truyền đẩy lùi nạn tảo hôn.
Đó là tín hiệu vui ở cấp cơ sở, còn xét trên bình diện toàn huyện, toàn tỉnh thì nạn tảo hôn tại H.A Lưới rất đáng lo ngại. Giữa tháng 8 vừa qua, thông tin tại hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn cho biết, trong giai đoạn từ năm 2017 đến 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có 375 trường hợp tảo hôn, trong đó tại H.A Lưới có 16/18 xã/thị trấn có 168 trường hợp (chiếm gần 45%). Trong 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 31 trường hợp tảo hôn thì riêng H.A Lưới chiếm đến 17 trường hợp (chiếm gần 55%). Các xã có số trường hợp tảo hôn cao với 3 cặp, như: A Roàng, Hồng Thái, Hồng Thủy, Hồng Vân, Quảng Nhâm…
Nhận định các trường hợp tảo hôn vẫn còn cao so với yêu cầu đặt ra và có nguy cơ gia tăng tại một số xã, UBND H.A Lưới cho rằng nguyên nhân là do nhiều địa phương chưa quan tâm xây dựng kế hoạch tuyên truyền và chưa có giải pháp cụ thể để thực hiện ngăn ngừa tình trạng tảo hôn. Việc xử lý các cặp tảo hôn chưa nghiêm túc, chỉ mang tính hình thức. Kinh phí thực hiện tuyên truyền ngăn chặn nạn tảo hôn còn hạn chế.
Thật vậy, cầm báo cáo của UBND H.A Lưới về vấn đề này, tôi thật sự cám cảnh khi nhìn vào mục kinh phí: năm 2020 là 30 triệu đồng; năm 2021 cũng 30 triệu đồng. Với tổng cộng 60 triệu đồng cho 2 năm, công tác tuyên truyền đã thật sự đặt đúng mức hay chưa?
Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN H.A Lưới, thẳng thắn: cần phải có sự đầu tư kinh phí nhiều hơn để đẩy lùi nạn tảo hôn. Bà Tường cho hay văn hóa của đồng bào thiểu số, người cha người mẹ thường hay xấu hổ, ngại ngùng khi nói chuyện, tâm sự với con cái về chuyện tình dục. “Mạng xã hội thì đầy rẫy cám dỗ mà đến tuổi thì con gái phải đi chơi, không thể cấm trái tim nó ngừng yêu đương được. Đến khi phát hiện ra thì con gái đã có chửa to bụng. Mà bụng to thì không thể không tảo hôn. Tảo hôn đa số là có bầu trước, chủ yếu các em đi học. Giá mà các mẹ đừng… xấu hổ”, bà Tường phân tích.
Bà Tường cho rằng nếu người mẹ trong gia đình chủ động chia sẻ việc quan hệ tình dục an toàn cho con, nhất là con gái thì chắc chắn sẽ giảm được nạn tảo hôn. “Chúng tôi đề nghị cần quan tâm kinh phí nhiều hơn cho Hội để có nhiều hoạt động tuyên truyền. Chẳng hạn, trong một buổi tuyên truyền, cần gọi các mẹ đến. Các mẹ đi 1 buổi để nghe lại lo ngày mai không có gì ăn. Thay vào đó, nếu mỗi mẹ được hỗ trợ từ 30.000 - 50.000 đồng, ít nhất cũng mua được cân cá nục thì các mẹ sẽ yên tâm hơn…”, bà Tường trải lòng.
(còn tiếp)

Tảo hôn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Tại hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống do UBND H.A Lưới phối hợp với Sở Y tế Thừa Thiên-Huế tổ chức vào tháng 8 vừa qua, các nhà chuyên môn đã phân tích về những ảnh hưởng và hậu quả của các trẻ được sinh ra từ các cặp vợ chồng tảo hôn. Theo đó, trẻ sinh ra tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, tử vong sơ sinh… cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Với những hệ lụy đó, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (có 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống tại xã Lâm Đớt vào năm 2020) làm suy giảm chất lượng dân số, gây đói nghèo và gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội.

Theo Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…
Một chuyện tình yêu

Một chuyện tình yêu

Trong 5 năm qua, thỉnh thoảng tôi lại nhớ tới chú Jose Alberty, một người Cuba tôi chỉ mới thấy qua ảnh. Và nhớ tới chú, tôi lại nhớ câu hát: “Chừng nào còn mang hơi thở, chắc tôi vẫn còn nhớ người”. May mắn thay, năm nay, tôi đã được gặp chú ở Thủ đô Cuba.
Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
Bên kia sông là A Rooih...

Bên kia sông là A Rooih...

Điều chắc chắn, là tôi nhớ khoảnh khắc những chiều đó, đường Hồ Chí Minh đoạn tại Zà Hung, mặt trời từ vàng lặng lẽ chuyển sang đỏ, rồi vụt sáng lên một chút trước khi chìm xuống mặt sông A Vương, trả lại màu xanh mờ khói cho cây rừng. Và lúc ấy, bao giờ cũng vậy, là những đoàn người lúc thúc đâu đó hiện ra ở cầu treo qua sông A Vương.
Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Hòn Đốc (thuộc xã đảo Tiên Hải, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) có diện tích khoảng 11 km2 và cách đất liền khoảng 20 km. Nhìn trên bản đồ, phía đông của đảo giáp TP.Hà Tiên, phía tây giáp đảo Phú Quốc; phía bắc giáp tỉnh Kampot (Campuchia).
Đi qua những mùa lũ

Đi qua những mùa lũ

Không sinh ra ở vùng 'rốn lũ' nhưng hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến những trận 'hồng thủy' mà người dân Hà Tĩnh gánh chịu. Sau mỗi trận lũ, những câu chuyện đau thương, người chồng mất vợ, mẹ mất con, những đứa trẻ mồ côi trong ngôi nhà trống trải… được chúng tôi nhắc đến.
Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Xã Thống Nhất - huyện Hạ Lang, Cao Bằng từng là điểm nóng về ma túy. Tuy nhiên đó là chuyện cũ, bởi bây giờ nơi đây trở thành điểm sáng trong việc xóa bỏ tụ điểm sử dụng ma túy trái phép. Có được kết quả này là sự vào cuộc của chính quyền và lực lượng Công an trong việc đấu tranh loại bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo ANTT khu vực biên giới.
Sài Gòn - Cái gì cũng bán

Sài Gòn - Cái gì cũng bán

'Chẳng nơi nào như ở TPHCM, cái gì bán cũng có ngay người mua' - Cô Kim nhà trong cư xá ở quận 10 nói khi bán đi đống đồ cũ. Cô vừa báo tin sẽ bán một ít đồ không còn sử dụng thì xe ba gác, xe đạp, rồi cả xe ô tô cũng kéo tới trước nhà…