Trung thu bố về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

- Nín đi! Đừng khóc nữa! Có anh đây rồi. Tằn vòng tay ôm lấy Tẹn, vỗ về em như mẹ nó ngày còn sống vẫn thường làm để cho em dễ ngủ. Đêm thu lạnh, ngoài liếp cửa nghe rõ mồn một tiếng mưa rả rích, tiếng ếch nhái, côn trùng rỉ rả. Trong ngôi nhà xập xệ, trống vắng chỉ có tiếng Tẹn lên 7 tuổi khóc đòi mẹ, tiếng Tằn thủ thỉ dỗ em, tiếng mưa dột rơi lỏng bỏng xuống mấy cái thau nồi sứt miệng, đứt quai lúc khoan lúc nhặt.

  
Minh họa: Phan Nhân
Minh họa: Phan Nhân


Tằn mới lên 10 tuổi nhưng nó đã biết tự trấn an mình không được khóc. Nó tự nhủ mình phải làm chỗ dựa cho em trong những ngày thiếu mẹ, những ngày bố đi làm xa chưa về. Nó phải thay bố chăm sóc em như lời mẹ dặn trước lúc mất. Dòng suy nghĩ thoáng qua chập chờn trong đầu Tằn hòa vào đêm tối mênh mông…
 
- Tẹn ăn đi! Khoai anh vừa mới luộc xong, ngon lắm!
 
- Em không ăn đâu. Em muốn có mẹ cơ! Anh đem mẹ về đây cho em đi! Tẹn ngồi thu lu ở một góc giường ọp ẹp, khóc nấc, mặc cho anh nó năn nỉ, dỗ dành.
 
- Mẹ… mẹ mất rồi. Em đừng đòi mẹ nữa. Tằn hướng về một góc nhà, nơi đặt cái bàn đơn sơ, tấm ảnh của mẹ tự tay Tằn vẽ, bát nhang thờ mẹ còn thoảng thơm hương khói. Nó im lặng, hai mắt ừng ực nước. Nó muốn thằng Tẹn cũng biết rằng mẹ của anh em nó không còn ở bên cạnh chúng nữa. Nó biết rằng phải nói thật cho em biết thay vì hết lần này sang lần khác cứ giấu để em cứ mãi hi vọng, mong chờ. Biết là Tẹn còn nhỏ, biết là Tẹn thương nhớ mẹ, nhưng Tằn vẫn phải thành thật. Nó lại gần bên Tẹn, giọng ân cần:
 
- Tẹn ăn khoai đi. Ăn đi rồi anh em mình ra suối mò ốc. Đêm qua trời mưa, suối nay chắc nhiều ốc lắm! Trưa về, anh luộc ốc cho Tẹn ăn. Nghe anh bảo cho đi mò ốc, mặt Tẹn gượng vui trở lại, tay nó nhận lấy củ khoai từ anh rồi đưa lên miệng ăn.
 
Anh em Tằn từng có một gia đình rất hạnh phúc. Dẫu bữa cơm ngày nào cũng đơn sơ nhưng có đầy đủ ba mẹ, được ba mẹ yêu thương. Tằn lại được đến trường. Vui biết mấy. Nhưng rồi một ngày chị Liên, mẹ Tằn mắc bệnh hiểm nghèo. Gia đình Tằn càng lâm vào cảnh lao đao. Anh Vận, bố của Tằn làm thuê làm mướn cho chủ nương chủ rẫy tối ngày vẫn không thể nào xoay xở đủ tiền chữa bệnh cho mẹ Tằn, lo cho gia đình, đành phải xuống phố tìm việc khác. Mẹ Tằn bệnh ngày một nặng buộc Tằn phải nghỉ học ở nhà chăm mẹ, lo cho em. Khi thì Tằn vào rẫy mót sắn khoai, rau quả; khi lại ra sông suối bắt cá, mò cua, mò ốc. Người trong bản thấy Tằn chưa lên 10 tuổi đã phải vất vả thay bố làm trụ cột gia đình mà xót xa, tội nghiệp.
 
Tằn là cậu bé ngoan ngoãn, sáng dạ, lại có năng khiếu vẽ. Tằn vẽ cây cối, chim muông, hoa trái đều đẹp. Cô giáo Ban buồn lắm vì Tằn đang học dở lớp 3 thì xin nghỉ. Thế nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt của Tằn, cô cũng chỉ biết động viên, an ủi cậu học trò của mình cố gắng và hi vọng sau này, Tằn sẽ lại được đến trường.
 
Sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh quái ác, sức khỏe của chị Liên ngày một yếu. Biết mình sẽ không qua khỏi, chị bảo con trai viết thư cho chồng. Tằn nghe lời mẹ, viết thư gửi xuống phố cho bố. Anh Vận thương vợ con nhưng nhủ bụng ráng làm thêm vài ba ngày cho hết tháng để nhận đủ lương. Ai ngờ… ngày chuẩn bị về lại bản thì dịch COVID-19 tràn vào thành phố. Cả thành phố phải thực hiện giãn cách theo quy định. Số tiền dành dụm tích góp được, anh trích ra hai phần gửi trước về nhà, phần còn lại, anh để dành phòng thân.
 
Ngày chị Liên trở bệnh và qua đời, anh Vận bị mắc kẹt ở dưới phố không về được. Anh em Tằn chỉ biết ôm nhau khóc nhớ thương mẹ. Nhà Tằn nghèo nhất nhì bản, cũng may người dân bản chung tay giúp đỡ nên việc tang ma mẹ Tằn cũng được chu tất. Thấy anh em Tằn lay lắt, bơ vơ, trưởng bản Phìn rồi cô giáo Ban vẫn thi thoảng đến nhà động viên, không quên mang cho lon gạo, cái bánh.
 
Thằng Tẹn dạo này ít khóc đòi mẹ hơn trước, nhưng thi thoảng đêm ngủ, nó vẫn mơ thấy mẹ về, rồi nói mớ đòi theo mẹ. Những lúc đó, Tằn lại ôm chặt em, vỗ nhẹ vào lưng em, vuốt tóc nó… nó lại thiu thiu, lại đi vào giấc ngủ. Những hôm trời mưa to không thể đi vào rừng hay ra sông suối tìm rau, bắt ốc, Tằn lại lấy tập sách vở cũ ra đọc cho em nghe. Nó chỉ cho Tẹn tập viết chữ cái, làm toán trên mấy đầu ngón tay, và cả tập đánh vần. Nó thương Tẹn vì Tẹn chưa được đến trường ngày nào. Nhớ ngày còn mẹ, ngày thằng Tèn còn bé tí, bố mẹ đi làm suốt, ngày nào đi học, Tằn cũng địu em sau lưng. Đến lớp, nó chăm chú ngồi học, còn em nó thì ngủ tít, gục đầu sau lưng anh. Kể cả khi đi chơi, nấu cơm, nó cũng vừa địu em vừa làm. Tẹn quấn quýt lấy anh như quấn quýt mẹ. Nó thấy Tằn vẽ đẹp, cũng muốn được vẽ. Được anh chỉ cho từng nét, nó nhoẻn miệng cười sung sướng rồi say sưa cầm bút chì vẽ.
 
- Anh ơi, trung thu này bố có về không anh? Tẹn bất chợt hỏi Tằn khiến Tằn bối rối. Mấy hôm trước, Tằn có gặp bác trưởng trạm và hỏi thăm tình hình của bố ở dưới phố nhưng bác trưởng trạm bảo tình hình dịch ở dưới đó hãy còn phức tạp lắm, người ta quy định ai đang ở chỗ nào phải ở yên nơi đấy nên có lẽ bố Tằn vẫn chưa thể về được. Tằn lo cho bố nhưng nó không để lộ ra bên ngoài vì sợ Tẹn sẽ lại khóc, lại buồn. Để an ủi em trai, nó lại vui vẻ:
 
- Trung thu này chắc bố sẽ về! Tẹn đừng lo gì cả. Rồi Tằn vẽ. Nó vẽ bức tranh ngôi nhà đang ở. Nó muốn gieo niềm lạc quan, tin tưởng cho Tẹn nên sau một hồi hí hoáy, nó đưa cho em bức vẽ hình người đàn ông cao lớn đang vòng tay ôm lấy hai đứa nhỏ trong niềm hạnh phúc dạt dào. Nó nói với Tẹn:
 
- Đây là bố! Đây là em, còn đây là anh! Còn đây là…
 
- Là gì vậy anh?
 
- Là bánh trung thu đấy! Mặc dù chưa được ăn bánh trung thu bao giờ nhưng anh cũng ước được một lần thưởng thức xem nó có mùi vị như thế nào.
 
- Em mong bố về và sẽ mang cả bánh trung thu về cho anh em mình nữa!
 
- Ừ. Bố về chắc chắn sẽ đem theo bánh. Tẹn hào hứng.
 
- Anh cho em bức tranh này được không?
 
- Ừ, cho em đấy! Tẹn nâng niu bức tranh anh trai vẽ, hai tay vuốt lại cho thẳng thớm, ngắm nghía một hồi rồi đem cất ở đầu giường. Tằn nhớ những mùa trung thu cũ, bố mẹ mỗi lần đi rừng về thường hái rất nhiều quả rừng. Mùa thu, quả rừng chín rịm, ngọt lịm và rất nhiều. Đêm trăng rằm, cả nhà sẽ ngồi quây quần dưới trăng, vừa ăn quả rừng vừa nghe mẹ kể sự tích chú Cuội chị Hằng trên cung trăng. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ và hạnh phúc nhất đối với anh em Tằn.
 
Trung thu năm nay… vắng mẹ, sẽ không còn là cái tết đoàn viên nữa. Tằn nghĩ và nhớ mẹ vô ngần. Mỗi lần nhớ mẹ, nó thường nhìn lên bàn thờ có bức hình của mẹ tự tay nó vẽ. Nó nhớ những lời mẹ dặn trước lúc mất. Nó lại không dám khóc trước mặt thằng Tẹn vì nó là anh, nó phải mạnh mẽ để thằng Tẹn nhìn vào mà noi theo. Tằn lại nhớ bố. Nó lại càng lo cho bố không biết giờ ở phố tình hình dịch bệnh thế nào, sức khỏe của bố ra sao. Nó không nói ra cho Tẹn biết nhưng trong lòng thì vẫn cồn cào.
 
Mấy bữa nay mưa dằng dai suốt ngày. Tằn sợ Tẹn bị cảm lạnh nên bảo em ở nhà, còn mình thì vào rẫy mót khoai. Thằng Tẹn vốn bướng. Nó gật đầu đồng ý nhưng rồi vẫn len lén đi theo anh. Mưa to. Cả hai anh em ướt sũng. Đêm về, Tẹn cảm sốt, người run bần bật. Tằn lo lắng, cả đêm ngồi trườm khăn ấm cho em. Mặt đất mới tờ mờ, Tằn đã vào rừng kiếm lá về nấu nước xông cho em. Mấy hôm liền, Tằn phải đi xin gạo về nấu cháo cho Tẹn, còn mình thì ăn khoai, ăn rau. Tằn chăm sóc em y như mẹ Tằn ngày còn sống chăm anh em Tằn vậy.
 
- Sao em không nằm nghỉ mà ra đây ngồi? Tằn vừa từ rừng về, trên tay xách mớ rau rừng hái được hãy còn tươi xanh. Thấy em trai ngồi thẫn thờ bên liếp cửa, đôi mắt buồn thiu nhìn xa xăm, tay khư khư bức tranh Tằn vẽ, liền hỏi.
 
- Em chờ bố về. Sắp đến trung thu rồi? Bố có về không anh? Bố có mang bánh trung thu về cho anh em mình không?
 
- Ờ… Bố sẽ về mà. Anh tin là thế.
 
Tằn dìu em vào giường nằm nghỉ, còn mình thì xuống bếp nhóm lửa chuẩn bị nấu bữa chiều.
 
Sáng trung thu, anh em Tằn ra suối bắt ốc. Tằn nhủ, nếu hôm nay bố không về, Tằn sẽ gắng bắt ốc cả ngày để đem đổi cho Tẹn chiếc bánh trung thu ở ngoài đầu bản. Hôm qua, Tằn nghe mấy đứa bạn khoe đã được mẹ mua cho bánh trung thu. Nhìn chúng vui cười, Tằn cũng muốn Tẹn có được niềm vui ấy.
 
- Tằn ơi, Tẹn ơi...! Giọng ai quen lắm, từ đằng xa vọng lại khiến anh em Tằn đang mải mê bắt ốc cũng bất chợt dừng lại.
 
- Ai như tiếng của bố anh ạ?
 
- Anh cũng nghe giống giọng của bố!
 
- Tằn ơi, Tẹn ơi… Bố về rồi!
 
- Bố…! A… Bố về! Bố về thật rồi! Thằng Tẹn khựng nựng bước lên bờ, co cẳng chạy một mạch về phía bố nó. Tằn thấy em chạy cũng xách giỏ ốc chạy theo. Anh Vận chạy đến ôm chầm lấy con trai, giọng sụt sùi, tiếng được tiếng mất. Tằn đứng cách bố và em nó một đoạn khá xa. Thấy bố về, nó đứng tần ngần, lòng muốn chạy thật nhanh đến ôm bố nhưng đôi chân thì cứ xịu lại. Đợi khi bố nó nắm tay thằng Tẹn bước lại gần, vòng tay ôm lấy nó, tự dưng, nó bật khóc tu tu.
 
- Bố ơi… bố! Dường như từ ngày mẹ mất, bao nhiêu nước mắt kìm nén, giờ nó mới được khóc. Thấy hai con khóc, anh Vận cũng khóc theo. Cả ba bố con cứ đứng ôm nhau mãi, đến khi mặt trời đứng bóng mới dắt díu nhau về nhà.
 
Anh Vận thắp nhang cúng vợ rồi cùng hai con ngồi đón trăng rằm dưới hiên nhà. Trăng thu sáng và tròn vành vạnh. Tằn bưng đĩa ốc nghi ngút khói từ dưới bếp lên thơm phưng phức đặt giữa chiếc mâm lót tạm bằng những tàu lá dong trong vườn. Tẹn chạy ra vườn bẻ mấy cái gai bưởi đặt sẵn trên lá. Anh Vận lấy ra hai cái bánh trung thu tặng cho hai con và bày thêm một ít trái cây rừng vừa hái khi chiều,…
 
Ba bố con ngồi bên nhau, vừa ăn vừa kể cho nhau nghe chuyện những ngày xa cách. Tẹn ôm lấy bố, năn nỉ bố từ nay đừng xuống phố nữa. Nó bảo chỉ cần bố ở nhà với hai anh em, ăn cơm với rau rừng hay với sắn, với khoai cũng không sao. Mở rộng đôi cánh tay ôm hai con vào lòng, anh Vận nhủ lòng sẽ thay vợ làm chỗ dựa vững chắc để các con được bình yên lớn lên…

http://baolamdong.vn/vhnt/202109/trung-thu-bo-ve-3079131/

Theo THU ĐÌNH (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null