Trung Quốc công bố nghiên cứu bất ngờ về Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo bắt đầu điều tra nguồn gốc của Covid-19, các báo cáo khoa học khác đã xuất hiện để đưa ra những thông tin khác nhau.

Tuy nhiên, cần nói rõ ràng một điều là câu hỏi đặt ra ở đây không phải là về nơi con virus được phát hiện và xác định chính thức, tức TP Vũ Hán - Trung Quốc, mà là liệu nó có "bắt nguồn" từ Vũ Hán hay không.

Đội ngũ gồm 10 chuyên gia quốc tế của WHO có nhiệm vụ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này cùng với Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình này bị cản trở vì quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đổ lỗi rằng con virus bắt nguồn từ Trung Quốc trong khi các quan chức Trung Quốc đáp trả bằng thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ đưa virus vào nước này.

Các nhóm nhà khoa học khác cũng bị kéo vào cuộc tranh cãi trên. Cụ thể, giáo sư Gabriella Sozzi của Ý cho biết nhóm của bà tìm thấy bằng chứng về các kháng thể với virus SARS-CoV-2 trong các mẫu máu từ đợt tầm soát ung thư trong nước và công bố kết quả hồi tháng 11. Được biết, kháng thể đã có trong các mẫu máu từ tháng 9-2019, ba tháng trước khi Vũ Hán bùng phát dịch.


 

 Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng Covid-19 đã xuất hiện ở nhiều châu lục trước khi Vũ Hán bùng dịch. Ảnh: Tân Hoa Xã
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng Covid-19 đã xuất hiện ở nhiều châu lục trước khi Vũ Hán bùng dịch. Ảnh: Tân Hoa Xã


Nay, một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cũng xem xét vấn đề trên và đề xuất rằng Covid-19 đã tồn tại ở nhiều châu lục trước khi Vũ Hán bùng dịch. Họ còn đưa ra một giả thuyết mới rằng trường hợp lây nhiễm sang người đầu tiên có thể đã xảy ra trên tiểu lục địa Ấn Độ.

Tiến sĩ Shen Libing của Viện Khoa học Sinh học Thượng Hải là người dẫn đầu nghiên cứu trên. Họ sử dụng cách phân tích phát sinh loài để truy tìm nguồn gốc của Covid-19. Virus, giống như tất cả các tế bào, đột biến khi chúng sinh sản. Điều này có nghĩa là sẽ có những thay đổi nhỏ xảy ra trong DNA của chúng mỗi khi chúng tự tái tạo. Vì vậy, những chủng có ít đột biến hơn sẽ gần với chủng ban đầu của virus SARS-CoV-2.

Nhóm của ông Shen đã tìm được một số chủng có ít đột biến hơn so với chủng được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán. Họ kết luận: "Vũ Hán không thể là nơi đầu tiên xảy ra sự lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang người". Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những chủng ít đột biến nhất được tìm thấy ở 8 nước từ 4 lục địa, gồm Úc, Bangladesh, Hy Lạp, Mỹ, Nga, Ý, Ấn Độ và Cộng hòa Czech.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tỏ ra nghi ngờ về phát hiện này khi cho rằng nguyên tắc nghiên cứu và phần mềm được sử dụng cho cách phân tích phát sinh loài không đạt tiêu chuẩn theo mong đợi.

Ông David Robertson, một chuyên gia của trường ĐH Glasgow (Anh), bác bỏ nghiên cứu trên và gọi giả thuyết của các nhà nghiên cứu Trung Quốc là "rất thiếu sót". Ông kết luận "nghiên cứu này không bổ sung được gì cho hiểu biết của chúng ta về Covid-19".

Theo Bảo Hạnh (NLĐO, SCMP, Zee News)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?