Trưng bày di sản đặc sắc mới phát hiện về văn hóa Đông Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2.000 năm trước.
Trống đồng Đông Sơn. Ảnh: Tâm Hằng/TTXVN

Trống đồng Đông Sơn. Ảnh: Tâm Hằng/TTXVN

Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày 20/11 cho biết sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn", giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm cùng phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng tại Luy Lâu (Bắc Ninh) qua khai quật khảo cổ học.

Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2.000 năm trước.

Trưng bày "Âm vang Đông Sơn" gồm 3 chủ đề chính sẽ mở cửa đón khách từ ngày 22/11/2023 đến tháng 4/2024. Đây là hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2023) và hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn.

Chủ đề trưng bày đầu tiên là "Sưu tầm mới về văn hóa Đông Sơn." Thời gian gần đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đẩy mạnh nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn với sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức quốc tế.

Trong đó có phối hợp với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc khai quật di chỉ Đình Tràng (Hà Nội) góp phần sáng tỏ nhiều vấn đề về văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng Bắc Bộ; khai quật di chỉ Bãi Cọi (Hà Tĩnh) để làm rõ mối giao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh vùng đồng bằng sông Cả.

Bảo tàng còn phối hợp với Đại học Đông Á (Nhật Bản) khai quật thành cổ Luy Lâu phát hiện gần một ngàn mảnh khuôn đúc trống đồng, chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn ở trung tâm Giao Châu những thế kỷ đầu công nguyên.

Bên cạnh đó, việc sưu tầm, tiếp nhận hiện vật do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trao tặng, bổ sung nhiều hiện vật đặc sắc cho sưu tập văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng thêm phong phú, đa dạng.

Chủ đề 2 thứ hai đề cập đến "Khuôn đúc trống Đông Sơn phát hiện từ lòng đất Luy Lâu." Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, phân bố rộng từ vùng Hoa Nam (Trung Quốc) tới Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Người xưa làm thế nào để đúc được những chiếc trống đồng có kích thước lớn, hoa văn tinh xảo như vậy đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Năm 1998, tại Luy Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) đã phát hiện một mảnh khuôn đúc trống trên bề mặt, năm 2001 phát hiện một mảnh trong lớp đất đắp thành.

Đây là những dấu hiệu đầu tiên về khả năng tìm thấy dấu vết hoạt động đúc trống đồng ngay tại Luy Lâu, trị sở của quận Giao Chỉ. Năm 2010-2011, tại di tích Non Nong Hor ở tỉnh Mukdahan (Thái Lan) đã phát hiện được một số mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung. Tuy nhiên, những phát hiện này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và công bố rộng rãi.

Cho đến nay, với gần một ngàn mảnh khuôn đúc trống đồng được phát hiện đã cho thấy di tích Luy Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) là nơi duy nhất trên thế giới phát hiện được số lượng lớn các mảnh khuôn đúc trống đồng.

Chủ đề thứ 3 là "Thực nghiệm đúc trống đồng." Từ năm 1964 đến 1975, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiến hành thử nghiệm đúc trống đồng Ngọc Lũ trên cơ sở phân tích thành phần hợp kim và các dấu vết kỹ thuật trên hiện vật.

Quá trình thực nghiệm đúc 4 lần đầu đều không thành công, lần đúc thứ 5 đạt khoảng 80% so với trống gốc.

Năm 2022, trên cơ sở nghiên cứu thông tin khoa học thu được từ mảnh khuôn đúc phát hiện ở Luy Lâu, các nhà khảo cổ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phác dựng lại hình dáng chiếc trống, tiến hành khảo sát các làng nghề truyền thống đúc đồng và chọn làng nghề Chè Đông (Thanh Hóa) để đúc thực nghiệm trống đồng Luy Lâu.

Sau hơn một tháng thực hiện, trống đúc ra cơ bản đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, từ độ dày, trọng lượng đến hoa văn trang trí và độ âm vang nhưng cũng đặt ra một số vấn đề cần hoàn thiện cho các lần đúc sau như hoa văn in khuôn, tượng cóc và quai trống.

Quá trình đúc thực nghiệm đã góp phần kiểm chứng các thông tin thu được từ sưu tập mảnh khuôn trống, cung cấp cơ sở khoa học để xem xét lại đặc điểm của sưu tập, chức năng của một số hiện vật liên quan.

Từ đó giới chuyên môn hiểu rõ hơn về kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Sơn và tính tiếp nối trong cộng đồng người Việt đang đúc trống hiện nay.

Đây cũng là cách tiếp cận phương pháp đúc trống khác với các lần đúc thử nghiệm trước đó. Trống đồng Luy Lâu trở thành chiếc trống đúc thực nghiệm đầu tiên và duy nhất dựa trên cơ sở khoa học là những mảnh khuôn đúc trống.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.