Trưng bày hiện vật mới phát hiện của văn hóa Đông Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trống đồng Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn.
Gian trưng bày sẽ mở cửa trong hai tháng từ 9-4 đến 15-6 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 

Phòng trưng bày mang tên “Tiếng vọng Đông Sơn” vừa được ra mắt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nhân kỷ niệm 85 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924- 2009).
Văn minh Đông Sơn là đỉnh cao chói sáng của người Việt cổ và đây chính là nhân lõi vật chất để tạo nên nhà nước Âu Lạc, một nhà nước sớm ở khu vực Đông Nam Á. Văn hóa Đông Sơn Việt Nam lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học Pháp phát hiện vào năm 1924 bên bờ sông Mã thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn (nay là phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).
Cho đến nay, mặc dù tài liệu, hiện vật về nền văn hóa Đông Sơn đã vô cùng phong phú nhưng không thể nói rằng công việc phát hiện, nghiên cứu về nó đã kết thúc.
Tại gian trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã giới thiệu các hiện vật mới sưu tầm trong 5 năm qua (2004-2009) bao gồm hơn 100 hiện vật, chủ yếu là đồ đồng, đồ gốm và các loại vũ khí, công cụ sản xuất đến đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ, đồ trang sức… của thời kỳ Đông Sơn.
Trong những hiện vật trưng bày lần này, có nhiều hiện vật chưa từng có mặt trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn trong nước cũng như trên thế giới. Ngoài ra, bộ sưu tập gốm đặc sắc thể hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh cũng được giới thiệu.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.