(GLO)- Với mô hình trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo, ông Nguyễn Đình Nam (làng Groi, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã thu về lợi ích kép khi cây keo sinh trưởng tốt và có thêm nguồn thu nhập từ nấm linh chi.
Là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng và bất động sản ở Đắk Lắk, nhưng với niềm đam mê về nông nghiệp, anh Đoàn Xuân Trường đã mạnh dạn chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp sạch, trở thành doanh nhân tiên phong trồng nấm hữu cơ ở khu vực Tây Nguyên…
Loài nấm có tên hầu thủ vì hình dáng trông như đầu con khỉ chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Thuận (phường 8, TP.Đà Lạt) đã mạnh dạn đầu tư hơn 1000m2 trồng loại nấm này, đem về thu nhập nửa tỷ đồng mỗi tháng.
Với 1.000m2 nhà kính trồng nấm hầu thủ, anh Nguyễn Minh Thuận (36 tuổi, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hoạch được từ 120-150kg nấm mỗi ngày, bán ra thị trường với giá gần 200 ngàn đồng/kg, mang lại thu nhập cao cho bản thân và gia đình.
(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) liên kết với doanh nghiệp và một số hộ dân triển khai trồng các loại nấm nguyên liệu bên trong trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp hệ thống điện mặt trời áp mái. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, mở ra triển vọng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
(GLO)- Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nông dân ở xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường để tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên Bình Định đã phát huy hiệu quả, không chỉ làm giàu, còn tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho thanh niên địa phương, khuyến khích các bạn trẻ vùng nông thôn, miền núi mạnh dạn khởi nghiệp.
Đó là ông Đỗ Đình Hòa (58 tuổi), ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, H.Tây Sơn, Bình Định. Cơ sở sản xuất nấm của ông đang có lãi ròng 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 60 lao động thời vụ ở địa phương...
Không ít lần “lên bờ xuống ruộng“ với cây nấm, nghĩ về sự nghiệp đang còn dang dở của người cha đã mất, chàng trai 8x xứ Thanh lại càng quyết tâm hơn nữa. Sau nhiều năm cố gắng, ông chủ HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng đã trở thành 1 trong 63 gương Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020.
(GLO)- Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, chị Trần Thị Trà Giang (sinh năm 1993, thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) đã quyết tâm xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng lên tới 25 triệu đồng.
(GLO)- Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng cao của người tiêu dùng, anh Phạm Văn Đồng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã quyết định đầu tư trồng nấm theo hướng hữu cơ để bán. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình trồng nấm của anh đã thành công, đem lại nguồn thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm.
(GLO)- Nấm là một trong những cây trồng khá thích hợp với điều kiện khí hậu ở Gia Lai, cho giá trị kinh tế cao và hầu như không ảnh hưởng đến môi trường sống. Chính vì vậy, những năm qua, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã “bén duyên“ với nghề trồng nấm và không ngừng nhân rộng, phát triển đa dạng các loại nấm thương phẩm.
Niên vụ mía đường 2018 -2019 là năm thứ 3 liên tiếp, ngành mía đường chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế...
(GLO)- Sau 5 năm đặt chân đến thôn Châu Giang (xã Hneng, huyện Đak Đoa, Gia Lai), ông Nguyễn Trọng Hiệp đã gầy dựng được 6 trại nấm quy mô lớn, đều đặn hàng năm cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.
Đứng trước căn nhà vẫn còn loang lổ chất bẩn vì bị kẻ xấu dằn mặt kèm theo những lời đe dọa đáng sợ do dám bóc trần những thủ đoạn làm ăn trà trộn, đội lốt cây nấm Việt của chúng, tôi hỏi gã: “Có dám “đánh“ nữa không?“.
Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình trồng nấm sạch của gia đình chị Nguyễn Thị Hoài Phương, tổ dân phố 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đã mang lại nguồn thu nhập ổn định và mở ra hướng làm giàu.
(GLO)- Bước vào trang trại trồng nấm của gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (thôn Tiên Sơn 3- xã Tân Sơn- Tp.Pleiku), chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi vô số các loại nấm bào ngư, linh chi, mộc nhĩ… Sau 4 năm gắn bó với nghề, đến nay, mô hình trồng nấm của gia đình chị Oanh đã có 8 giàn nấm với 120.000 bì và cho thu hoạch nhiều đợt trong năm.
Từ công việc đồng ruộng một nắng hai sương của mình, với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND) miền Tây đã làm nên những “kỳ tích“ nông nghiệp-không chỉ được bà con ND trong nước và cả nước ngoài biết đến, khâm phục. Chúng tôi gọi họ là “những người đi trước và thành công“.
(GLO)- Đang có việc làm ổn định, cho thu nhập cao ở TP. Hồ Chí Minh, kỹ sư trẻ Nguyễn Quốc Uy (thôn Tân Phú, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) đã quyết định về quê... trồng nấm. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nấm, 9 trại nấm của chàng kỹ sư trẻ đã cho thu lãi 100 triệu đồng/tháng.