Trồng nấm kết hợp hệ thống điện mặt trời áp mái: Hiệu quả khả quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) liên kết với doanh nghiệp và một số hộ dân triển khai trồng các loại nấm nguyên liệu bên trong trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp hệ thống điện mặt trời áp mái. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, mở ra triển vọng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Năm 2020, huyện Chư Pưh có 34 hộ cá thể và doanh nghiệp đầu tư trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đến nay, 27 trang trại triển khai sản xuất theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các loại cây trồng như: nấm bào ngư, nấm tai mèo, đinh lăng, nha đam, sâm đương quy… Trong đó, mô hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao của HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  Trang trại trồng nấm của HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trang trại trồng nấm của HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS. Ảnh: Nguyễn Diệp


Trên cơ sở Dự án trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời áp mái do Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Nhị An Gia Lai đầu tư vốn, nhân công và dây chuyền sản xuất, đầu năm 2021, bà Nguyễn Thị Thanh và bà Trần Thị Mỹ Hạnh (làng Thơ Ga B, xã Chư Don) liên kết với HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS đầu tư trên 500 triệu đồng trồng nấm bào ngư xám và nấm tai mèo theo hướng VietGAP và GlobalGAP với diện tích hơn 2 ha. Trong đó, HTX cung cấp toàn bộ nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Qua hơn 7 tháng, cây nấm sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, mỗi tháng, HTX cung cấp 2-3 tấn nấm bào ngư xám và nấm tai mèo cho thị trường với giá bán bình quân 25 ngàn đồng/kg.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Trần Văn Công cho hay: “Qua thực tế triển khai mô hình, chúng tôi thấy cây nấm dễ trồng, dễ chăm sóc, rất phù hợp với điều kiện khí hậu, độ ẩm ở các trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời áp mái. Các trang trại có đất, còn chúng tôi có kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm. Vì vậy, có thể mở rộng hợp tác với nhau, tận dụng diện tích đất ở dưới mái của hệ thống điện mặt trời để trồng nấm”. Còn bà Trần Thị Kim Hoa (làng Thơ Ga B) thì cho biết: “Từ đầu năm đến nay, tôi được HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS nhận vào làm công nhân trồng nấm. Mỗi tháng, tôi được trả khoảng 4 triệu đồng”.

Theo ông Trần Văn Công, với giá bán bình quân 25 ngàn đồng/kg nấm, sau khi trừ chi phí, HTX thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, sau khi hết chu kỳ khai thác nấm bào ngư xám, phần phôi bỏ ra sẽ được sử dụng trồng nấm rơm hoặc ủ làm phân hữu cơ. “Thời gian tới, HTX tiếp tục liên kết xây dựng chuỗi giá trị khép kín với các doanh nghiệp và hộ dân có dự án trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời áp mái bằng hình thức cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đồng thời, chúng tôi hướng đến vùng chuyên canh sản xuất nấm đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP”-ông Công cho biết thêm.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-thông tin: Sau gần 1 năm triển khai, mô hình sản xuất nấm công nghệ cao tại trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời áp mái bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Phòng đang đề xuất UBND huyện tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp tại các trang trại năng lượng áp mái để tìm hướng đi phù hợp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hỗ trợ các trang trại hợp tác với nhau hình thành chuỗi liên kết với người dân và các HTX sản xuất nấm với quy mô hàng hóa tập trung. Huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bên liên kết sản xuất theo hướng bền vững.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Chư Prông thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân Chư Prông thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Với sự hỗ trợ từ Hội Nông dân các cấp, nhiều nông dân ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2024, toàn huyện có 4.428 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chiếm 21% số hộ làm nông nghiệp.
Phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn sản phẩm chăn nuôi

Phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn sản phẩm chăn nuôi

(GLO)- Gia Lai hiện có 305 sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao, trong đó ngành chăn nuôi đóng góp 89 sản phẩm đặc trưng từ thịt bò, heo, chim yến và đàn ong mật. Đây là một trong những hướng phát triển kinh tế mới phù hợp với lợi thế phát triển của ngành chăn nuôi của tỉnh hiện nay.
Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.