Làm giàu từ trồng nấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ một người buôn bán rau, nhờ ý chí quyết tâm và tinh thần ham học hỏi, chị Trần Thị Bích Phượng (xã Chư Á, TP. Pleiku, Gia Lai) đã trở thành bà chủ của một trang trại nấm với thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
Cách đây vài năm, khi còn buôn bán rau củ quả ở chợ đầu mối Pleiku, chị Phượng nhận thấy nhu cầu tiêu thụ nấm trên thị trường rất cao nhưng nguồn cung còn hạn chế. Vì vậy, năm 2013, chị quyết định đầu tư vốn xây dựng trang trại trồng nấm. Thấy hướng đi này thành công, 1 năm sau, chị mạnh dạn mở rộng diện tích trang trại từ 500 m2 lên đến hơn 5.000 m2 với nhiều loại nấm khác nhau được thị trường ưa chuộng.
 Chị Phượng bên trang trại nấm của mình. Ảnh: H.P
Chị Phượng bên trang trại nấm của mình. Ảnh: H.P
Vừa hái nấm bán cho khách hàng, chị Phượng vừa chia sẻ với chúng tôi về những tháng ngày “ăn ngủ cùng nấm” của mình: “Lúc mới làm cũng lo lắm vì mình chưa có kinh nghiệm trồng nấm, cứ xuống giống được một thời gian là nấm lại chết, không rõ nguyên nhân. Sau đó, mình tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và dành thời gian đi thực tế các trang trại xem cách họ sản xuất, chăm sóc nấm để đem về áp dụng.Khi thành công, mình mừng lắm, quyết định dồn hết vốn đầu tư làm ăn”. Đến nay, chị Phượng đã có một trang trại với gần 200.000 bịch nấm, cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
Từ một người “tay ngang”, chị Phượng giờ đã là một “chuyên gia” về trồng nấm. “Mùn cưa làm nguyên liệu phải nguyên chất, không được pha trộn nếu không nấm sẽ khó phát triển tốt. Nhiệt độ trong từng bịch nấm cũng phải theo dõi chi tiết, không được quá nóng hoặc lạnh. Dinh dưỡng dành cho cây nấm chủ yếu là vôi và cám bắp. Mỗi loại nấm được trồng theo thời vụ khác nhau để tránh bị bệnh và giúp nấm phát triển tốt hơn”-chị Phượng chia sẻ.
Theo chị Phượng, từ tháng 7 đến gần Tết Nguyên đán là thời gian thích hợp để trồng nấm mèo vì thời tiết mát mẻ, nấm mèo phát triển mạnh. Còn nấm bào ngư thì trồng được quanh năm vì dễ chăm sóc và cũng rất dễ bán. Đặc biệt, trồng nấm linh chi thì hiệu quả kinh tế rất cao (giá bán từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng/kg). Tuy nhiên, đây là loại nấm rất khó trồng, nhiều bệnh hại, đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật sản xuất.
Hiện tại, trang trại nấm của chị Phượng có khá nhiều loại nấm như: nấm mèo, linh chi, bào ngư, nấm rơm… Sản lượng thu được khoảng 1 tạ/ngày, bán với giá từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/kg tùy thời điểm. Hầu hết sản phẩm thu hoạch được, chị Phượng bán sỉ ở chợ đầu mốị Trại nấm của chị cũng là nguồn cung chủ yếu hiện nay ở Trung tâm Thương mại Pleikụ Bên cạnh trồng nấm, chị Phượng còn kinh doanh các sản phẩm như phôi nấm để bán cho những trang trại ở các huyện, thị xã với giá 3.000 đồng/bì.
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.