Đắk Nông: Trên mái sản xuất điện mặt trời, trong nhà trồng nấm, một nữ doanh nhân thu lợi kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên mái nhà làm điện mặt trời, dưới trồng nấm, một doanh nghiệp ở Đắk Nông đã có thu nhập "khủng".
Trong nhà trồng nấm, mái nhà sản xuất điện mặt trời
Năm 2019, bà Nguyễn Thị Lương (thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, Cư Jút) cùng chồng mua được 3 ha đất nông nghiệp, bà Lương đầu tư gần 6 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng nấm công nghệ cao đồng thời sản xuất điện mặt trời.
Gần 3 năm nghiên cứu thử nghiệm và phát triển, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định khi vừa sản xuất nấm, vừa tận dụng mái nhà xưởng để sản xuất điện theo hình thức điện mặt trời mái nhà.

Mô hình trên mang lại hiệu quả kinh tế ổn định khi vừa sản xuất nấm, vừa tận dụng mái nhà xưởng để sản xuất điện theo hình thức điện mặt trời mái nhà. Ảnh: N.G
Mô hình trên mang lại hiệu quả kinh tế ổn định khi vừa sản xuất nấm, vừa tận dụng mái nhà xưởng để sản xuất điện theo hình thức điện mặt trời mái nhà. Ảnh: N.G
Năm 2020, Chính phủ có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nên vợ chồng bà Lương đã tận dụng hơn 7.000m2 mái nhà để đầu tư cho loại hình năng lượng tái tạo này. Phía bên dưới mái công trình, đơn vị sản xuất nấm theo mô hình khép kín.
"Hai vợ chồng tôi đều đam mê với sản xuất nông nghiệp sạch, sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi chọn nghề trồng nấm. Nghề này không khó, chủ yếu phải nắm được phương pháp sinh trưởng của cây. Sau khi đến Đắk Nông mua đất, chúng tôi đã đầu tư một số vốn tương đối để xây dựng các nhà xưởng riêng biệt, phục vụ việc nuôi trồng nấm” bà Lương nói.

Nhà xưởng riêng biệt, phục vụ cho việc nuôi trồng nấm. Ảnh: N.G
Nhà xưởng riêng biệt, phục vụ cho việc nuôi trồng nấm. Ảnh: N.G
Theo đó, bước quan trọng nhất để trồng nấm là giá thể (bịch trồng nấm). Cây gỗ được thu mua về sẽ được đưa vào máy để nghiền nhỏ thành dạng mùn cưa. Sau quá trình khử trùng, ủ men, số mùn cưa này sẽ được đóng bịch, mang đi hấp để loại bỏ các yếu tố gây hại. Xử lý xong, các giá thể sẽ được cấy meo giống và đưa vào nhà xưởng để chăm sóc.
“Trong quá trình chăm sóc, phải chú ý đến thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm bên trong nhà xưởng, bảo đảm nấm sinh trưởng và phát triển tối ưu. Nhờ ứng dụng một số biện pháp nuôi trồng tiên tiến, mỗi tháng gia đình tôi có thể cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 kg nấm bào ngư. Hiện tại, giá bán của các loại nấm này dao động khoảng 40.000- 50.000 đồng/kg”, bà Lương thông tin thêm.

Sau quá trình khử trùng, ủ men, số mùn cưa này sẽ được đóng bịch, mang đi hấp để loại bỏ các yếu tố gây hại. Ảnh: N.G
Sau quá trình khử trùng, ủ men, số mùn cưa này sẽ được đóng bịch, mang đi hấp để loại bỏ các yếu tố gây hại. Ảnh: N.G
Chia sẻ về đầu ra, bà Lương cho biết, thị trường tiêu thụ nông sản này chủ yếu là các tỉnh thành phía Nam. 
Tại thời điểm ảnh hưởng do dịch Covid-19, sản lượng nấm tiêu thụ giảm so với trước khi có dịch nên nấm sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô và đóng gói, phục vụ việc cung ứng cho thị trường trong thời gian tới.
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, sản xuất điện mặt trời
Ngoài nấm thương phẩm, trang trại của gia đình bà Nguyễn Thị Lương còn chuyển giao kỹ thuật và cung cấp cho các trại nấm trong và ngoài tỉnh. Mô hình kinh tế này đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập 6-10 triệu đồng/tháng.
Anh Lê Xuân Trường (thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, Cư Jút) cho biết, đã làm việc tại trang trại được hơn 1 năm với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Theo anh Trường, công việc tuy mới mẻ nhưng nghề này dễ dàng và đỡ vất vả hơn.

Mô hình kinh tế này đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Ảnh: N.G
Mô hình kinh tế này đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Ảnh: N.G
“Hàng ngày, ngoài kiểm tra các thiết bị điện, tôi cùng các công nhân khác sẽ chăm sóc, thu hoạch và sơ chế nấm. Môi trường làm việc cũng rất thoải mái, phù hợp với những lao động không có sức khỏe hoặc lứa tuổi trung niên. Với mức thu nhập như hiện nay, những lao động như chúng tôi cũng có một cuộc sống ổn định hơn”, anh cho hay.
Chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Lương cho biết, doanh nghiệp đang hoàn thiện hồ sơ để Sở NNPTNT tỉnh Đắk Nông chứng nhận sản phẩm trồng trọt theo quy trình VietGAP. Sau khi được công nhận, sản phẩm sẽ có thị trường tiêu thụ ổn định hơn đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo Ngọc Giàu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.