Anh kỹ sư điện trồng được 32 loại nấm dược liệu quý hiếm, "độc", lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ công việc đồng ruộng một nắng hai sương của mình, với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND) miền Tây đã làm nên những “kỳ tích” nông nghiệp-không chỉ được bà con ND trong nước và cả nước ngoài biết đến, khâm phục. Chúng tôi gọi họ là “những người đi trước và thành công”.
 

Anh Điền và mô hình trồng nấm của mình.
Anh Điền và mô hình trồng nấm của mình.


Là kỹ sư điện nhưng anh Ngô Xuân Điền (28 tuổi, phường Trà An, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) lại đam mê trồng nấm dược liệu. Đến nay, anh đã nghiên cứu, sản xuất được 32 loại nấm quý hiếm, trong đó có cả đông trùng hạ thảo.

Năm 2014, anh Điền tốt nghiệp đại học và xin vào làm tại UBND phường Trà An. Thời gian rảnh, anh lại mày mò, tìm hiểu về mô hình nông nghiệp tốn ít diện tích đất và khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm linh chi. Ban đầu, nấm do anh Điền trồng chậm phát triển, tỷ lệ hao hụt cao. Dù rất “xót của” nhưng anh vẫn không nản lòng. Bên cạnh việc trồng nấm linh chi, anh trồng thêm nấm rơm. Anh Điền cho biết: “Nấm rơm dễ trồng, nhanh thu hoạch nên tôi đã xem đó là cách để “lấy ngắn nuôi dài”, tạo nguồn vốn đầu tư cho nấm linh chi. Nấm rơm làm ra, tôi đi bán nhỏ lẻ tại các chợ”.

Sau thời gian dài mày mò, cuối năm 2015, anh đã thành công với mô hình trên. Dịp Tết Nguyên đán 2016, sản phẩm của anh đã được bán ra thị trường, thu về lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Khi hỏi tại sao lại chọn làm những mô hình còn ít người quan tâm, anh Điền nói: “Ở thành phố có ít đất nên mình phải nghiên cứu, tìm tòi để phát triển những mô hình không cần nhiều đất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đó phải là những sản phẩm nông nghiệp sạch và ít đụng hàng”.

Anh Điền cho hay, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, anh cũng đã thành công trong việc tạo ra đông trùng hạ thảo. Đây là loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam. “Tôi tuyển chọn gắt gao từng con trong hàng ngàn con tằm và nhộng tằm còn sống khỏe mạnh. Tôi tách riêng những con đực, con cái cẩn thận, rồi tiêm tế bào nấm vào cơ thể chúng, để trong môi trường nhiệt độ thích hợp để tạo ra loại đông trùng hạ thảo quý”-anh Điền cho biết.

Theo phóng viên tìm hiểu, sau khi tiêm tế bào nấm vào, tằm và nhộng tằm phải luôn vận động để đào thải tế bào nấm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn kéo dài hàng tuần có khi hàng tháng trời, tế bào nấm sẽ thắng và giết được con tằm và nhộng tằm. Cuối cùng, cơ thể con côn trùng này sẽ phát triển thành cơ thể, hình dáng mới, gọi là đông trùng thảo. Hiện loại sản phẩm này có giá bán ra khoảng 150 triệu đồng/kg hoặc từ 50.000-70.000 đồng/con.

Không chỉ thành công với vài mô hình trồng nấm trên, chàng trai quê Cần Thơ còn có thể trồng được 30 loại nấm khác. “Đến nay, tôi đã nghiên cứu thành công 32 loại nấm, trong đó toàn là những nấm “độc”, lạ, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, trị bệnh”-anh Điền chia sẻ.

Anh Điền tận dụng mạng xã hội Facebook để quảng bá, tiếp thị và không ngại chia nhỏ sản phẩm để bán.“Tới đây, tôi sẽ mở rộng quy mô trồng nấm ở huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ), chỉ riêng tiền mua đất đã hơn 1 tỷ đồng”-anh Điền cho hay.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.