Trò chuyện với nữ sinh vào top 1% thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là nữ sinh lớp 12AB1, Trường THPT Nguyễn Trân, TX Hoài Nhơn - Nguyễn Anh Kim Hân (SN 2005, ở phường Tam Quan). Với “kỳ tích” đạt điểm thi SAT xếp vào top 1% thế giới, Kim Hân đã giành nhiều học bổng du học, đặc biệt học bổng toàn phần cử nhân và thạc sĩ của Đại học Aalto (Phần Lan) thuộc nhóm hàng đầu châu Âu.

Tự học và thi sat khi… chưa biết gì về SAT

Thời điểm đạt điểm SAT với 1500/1600 điểm, xếp vào top 1% thế giới, Hân mới là học sinh lớp 11. Đặc biệt, em đạt điểm tuyệt đối 800/800 ở phần thi toán; phần đọc hiểu và viết đạt 700/800 điểm.

Nguyễn Anh Kim Hân

Nguyễn Anh Kim Hân

Thời điểm thi SAT, Hân hoàn toàn chưa biết gì về kỳ thi này?

- Mùa hè năm ngoái, em thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS với mục đích xét tuyển vào các trường đại học (ĐH) trong nước. Gia đình khá hào hứng với kết quả này nên gợi ý cho em làm thử đề thi SAT.

 

SAT là viết tắt của Scholastic Assessment Test hay Scholastic Aptitude Test là bài thi đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi để xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ. Ngoài ra, điểm thi SAT còn được chấp nhận bởi nhiều trường đại học trên toàn thế giới như tại: Canada, Australia, Anh, Hàn Quốc, Singapore… Bài thi SAT được quản lý bởi tổ chức College Board và được phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam - đại diện quốc gia của ETS đã và đang tiến hành tổ chức thi SAT tại Việt Nam.

Đúng là ngày đầu tiên em làm đề thi thử của SAT mà hoàn toàn chưa biết gì về SAT. Chính ông ngoại đã tìm hiểu và in đề cho em làm bài. Em làm khá ổn phần toán nhưng vẫn “sốc” khi làm thử reading - writing dù điểm IELTS của em đã đạt reading 9.0 và writing 7.5. Em vẫn nhớ như in hôm ấy miệt mài làm từ 8 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều và có sử dụng cả từ điển để tra cứu, bởi từ vựng trong bài thật sự rất khó! Quá trình làm bài khá vất vả, em có phần hơi nản, nhưng gia đình đã khuyến khích em tiếp tục.

Những ngày sau đó, em vừa tự ôn SAT vừa tìm hiểu về kỳ thi. Kể từ lúc em biết đến SAT và đi thi thì chưa đầy 2 tháng. Giai đoạn đầu mỗi ngày em chỉ làm một đề SAT vào buổi sáng; 2 tuần cuối trước kỳ thi em mới dành trọn thời gian cho SAT.

● Và, kết quả bất ngờ…

- (Cười). Gần một tháng sau thi em nhận được kết quả thi SAT, rất bất ngờ bởi quá trình tự học rất ít lần đạt được số điểm SAT như vậy. Năm 2023, format bài thi SAT được đổi mới hoàn toàn, em nghĩ “chìa khóa” thành công nằm ở khả năng phân bố thời gian hợp lý cho từng phần, từng câu hỏi, cũng như ứng phó linh hoạt khi gặp dạng bài “lạ”.

 

Chuyên gia “săn” học bổng

Không quá khi nói Hân là một chuyên gia “săn” học bổng, khi gần như nộp hồ sơ nơi nào là nơi đó nhận, trong đó có học bổng một số trường ĐH tại Mỹ và Úc. Tuy nhiên, nữ sinh quyết định chọn Phần Lan.

● Vì sao em chọn ĐH Aalto để theo đuổi ngành học Kinh doanh quốc tế?

- Dù trước đó đã nhận được lời đề nghị cấp học bổng của một số trường ĐH tại Mỹ và Úc, nhưng em quyết định chọn ĐH Aalto (Phần Lan) vì mức hỗ trợ của nhà trường thật sự rất có ý nghĩa với em và gia đình. ĐH Aalto còn là một ngôi trường danh giá với chất lượng giáo dục và môi trường học tập tuyệt vời, được hợp nhất từ ba trường ĐH lớn của Phần Lan để hoạt động như một trường ĐH nghiên cứu.

Em đặc biệt hứng thú với việc sinh viên tại Aalto sẽ được đi trao đổi 1 học kỳ tại một trường ĐH đối tác ở quốc gia khác như là một phần của chương trình học. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, em sẽ được học thẳng lên thạc sĩ. Hơn nữa, Phần Lan còn là một quốc gia Bắc Âu xinh đẹp và phát triển, em mong muốn được khám phá và học hỏi nhiều khi theo học tại đây.

Bí quyết để Hân “săn” được học bổng?

- Ý định du học xuất hiện khá trễ khi mà em chỉ tìm hiểu về du học khi bắt tay vào ôn luyện SAT, lúc đó cũng là cuối hè năm lớp 11 rồi nên em không có nhiều thời gian chuẩn bị theo một lộ trình cụ thể như nhiều bạn khác. Mục tiêu ban đầu của em là nộp đơn vào những trường ĐH ở Mỹ và Úc, còn Aalto là trường duy nhất ở Phần Lan cũng như ở châu Âu mà em nộp hồ sơ. Vì muốn tiết kiệm chi phí nên em gần như tự chuẩn bị tất cả giấy tờ với sự hỗ trợ của chị Trúc Phương từ IDP Education - tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới được Chính phủ Úc thành lập, toàn bộ quá trình tốn nhiều thời gian và khá vất vả; cùng với đó là sự đồng hành sát cánh của ông ngoại.

Bước đầu tiên, em thi lấy hai chứng chỉ IELTS và SAT, song song đó phải duy trì kết quả học tập tương đối. Các trường ĐH ở Mỹ có đề luận khá hóc búa và thách đố, nên em dành nhiều thời gian viết, sửa đi sửa lại nhiều lần suốt mấy tháng. Với kinh nghiệm đó, khi ĐH Aalto mở học bổng vào tháng 1.2023, quá trình làm đơn không quá phức tạp; điều kiện đầu vào và học bổng của trường được xét trên năng lực SAT - đây là một điểm mạnh trong hồ sơ của em và giành được học bổng toàn phần.

Lời khuyên của em cho những bạn có mong muốn đi du học là hãy lên kế hoạch sớm để chuẩn bị hồ sơ chu đáo, chủ động tìm kiếm thông tin vì chỉ có bạn biết rõ nhất điều gì phù hợp với bản thân.

Kim Hân (giữa) và ba mẹ trong lễ tri ân năm học lớp 12. Ảnh: NVCC

Kim Hân (giữa) và ba mẹ trong lễ tri ân năm học lớp 12.  Ảnh: NVCC

Điểm số và giải thưởng chỉ là thứ đánh giá sự kiên trì

Ông bà ngoại, ba mẹ là giáo viên - đó là cảm hứng giúp Hân luôn yêu thích việc học và dày dạn kinh nghiệm “chinh chiến” ở các cuộc thi, là gương mặt quen thuộc với nhiều thành tích ở những cuộc thi tiếng Anh và toán tiếng Anh. Hân chia sẻ: Điểm số và giải thưởng cho thấy sự kiên trì, rằng người này đã dành bao nhiêu thời gian để trau dồi hoạt động kia, nhưng đó cũng không phải bức tranh toàn cảnh.

Giỏi tiếng Anh, vậy theo em điều quan trọng nhất khi học môn học này?

- Đối với em, tiếng Anh như một niềm đam mê hơn là môn học bắt buộc. Nền tảng của em đến từ IOE - một bài thi tiếng Anh online theo học trong suốt 10 năm. Ngoài việc luyện tập trên IOE thì em ít khi ngồi vào bàn học tiếng Anh mà thường học ngay lúc giải trí sách báo, mạng xã hội. Chỉ đến khi chuẩn bị thi IELTS thì em mới học tiếng Anh đúng nghĩa. Là một gen Z, em cũng thích xem Netflix, nghe podcast, nghe nhạc của Taylor Swift… và tất cả đều bằng tiếng Anh. Em cũng may mắn gặp được người thầy dạy tiếng Anh suốt 3 năm THPT đánh thức được thế mạnh của học trò, truyền cảm hứng yêu thích môn tiếng Anh cho em. Thầy cũng là người đã viết thư giới thiệu cho em khi nộp đơn vào các trường ĐH săn học bổng.

Kế hoạch sắp tới của Hân là gì?

- Trước mắt là hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối tháng 6.2023 và tận dụng kỳ nghỉ hè để trau dồi thêm một số kỹ năng trước khi sang Phần Lan nhập học tháng 8.2023. Còn lâu dài, em sẽ cố gắng hoàn thành chương trình cử nhân ở Aalto, học lên thạc sĩ để phục vụ cho công việc tương lai.

Cảm ơn em và chúc em tiếp tục thành công!       

MAI HOÀNG (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null