Triển vọng đường cao tốc Đắk Nông-Bình Phước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành thuộc dự án (DA) cao tốc Bắc Nam phía Tây, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều dài toàn tuyến gần 140km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông dài 38km, còn lại thuộc tỉnh Bình Phước. DA có điểm đầu giao với đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) tại km1796+800 và điểm cuối giao với cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, quy mô 6 làn xe, thời gian đầu tư trước năm 2030.
Một đoạn đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) qua khu vực trung tâm tỉnh Bình Phước
Một đoạn đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) qua khu vực trung tâm tỉnh Bình Phước
Thay đổi hướng tuyến, tiết kiệm 1.917 tỷ đồng
UBND tỉnh Bình Phước vừa trình Bộ GTVT thay đổi hướng tuyến từ bên phải quốc lộ 14 hiện hữu sang bên trái để tăng hiệu quả của DA.
Theo Tờ trình số 170/TTr-UBND ngày 31-8 của UBND tỉnh Bình Phước gửi Bộ GTVT,  đoạn đi qua địa bàn tỉnh này, có chiều dài 102km trong tổng chiều dài 138km toàn tuyến và phía Đông Nam của quốc lộ 14 (bên trái quốc lộ 14 hướng Đắk Nông đi Bình Phước) là nơi tập trung phát triển về hạ tầng hơn so với phía ngược lại, do tiếp giáp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nên tỉnh đề nghị điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành từ bên phải quốc lộ 14 sang bên trái để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
Cụ thể, hướng tuyến sẽ đi song song và nằm bên trái quốc lộ 14 trùng với tuyến phía đông quốc lộ 14 nối Chơn Thành - Đắk Nông theo quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh. Chiều dài nghiên cứu điều chỉnh tuyến cao tốc khoảng 101km, gồm 2 phân đoạn. Đoạn 1, km1827 tại ranh giới Đắk Nông và Bình Phước nối tiếp vào phương án tuyến cao tốc theo quy hoạch đã duyệt, sau đó đi theo hướng mới Đông - Nam, tức bên trái của quốc lộ 14 hướng Đắk Nông đi Bình Phước, tới ranh giới TP Đồng Xoài (Bình Phước) chiều dài 69,5km. Đoạn 2, từ ranh TP Đồng Xoài đi trùng vào đường Vành đai 2 TP Đồng Xoài, qua thị xã Chơn Thành rồi giao với tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dài 29,5km. Đoạn đường dẫn dài 2km, nối từ cuối tuyến đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa. Như vậy tổng chiều dài đoạn này 31,5km.
Với hướng tuyến theo đề xuất này, UBND tỉnh Bình Phước cho rằng, DA  phần lớn đi qua khu vực có địa hình thuận lợi, ít bị chia cắt bởi đồi dốc phức tạp, lòng hồ, sông suối, giảm hiệu suất đầu tư, tránh được nhiều điểm giao cắt với đường dây điện cao thế 500kV. Bên cạnh đó, ngoài việc tránh xâm thực vào rừng tự nhiên (dự kiến bị mất trên 2ha), hướng tuyến mà Bình Phước đề xuất sẽ đi ngang khu vực đất nông nghiệp do các công ty cao su quản lý nên chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm. Nếu DA được triển khai theo hướng tuyến đề xuất của Bình Phước, chi phí đầu tư cho đoạn qua tỉnh này giảm từ 14.067 tỷ đồng xuống còn 11.750 tỷ đồng và tổng mức đầu tư toàn DA giảm 1.917 tỷ đồng, từ 28.548 tỷ đồng còn 26.631 tỷ đồng. 
Đẩy nhanh tiến độ
Theo hướng mới này, DA sẽ tạo điều kiện phát triển, giúp khai thác tiềm năng quỹ đất dọc tuyến phía Đông Nam quốc lộ 14, trong đó có trục phát triển Đồng Xoài - Đồng Phú - Chơn Thành. Về kết nối hạ tầng giao thông, hướng tuyến mới theo đề xuất giúp kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như: đường ĐT 753, cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến Đồng Phú - Bình Dương nối Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (là DA cao tốc dài 72,75km mới được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư đầu tháng 8-2022, tổng kinh phí 2.293 tỷ đồng).
Để đẩy nhanh tiến độ DA, ngày 19-9, tại TP Gia Nghĩa, lãnh đạo 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước cùng đơn vị tư vấn đã họp bàn về các nội dung liên quan đến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - báo cáo cuối kỳ. Lãnh đạo 2 tỉnh đề nghị nhà đầu tư, đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến góp ý, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tham mưu 2 tỉnh hoàn tất các thủ tục trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.
Trước đó, ngày 16-9, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo phương án, kế hoạch triển khai và việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện DA. Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã thảo luận, cho ý kiến về phương án tài chính của DA, rà soát chiều dài đường gom 2 bên tuyến, trạm dừng chân, các nút giao trên tuyến. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền yêu cầu các địa phương nắm chắc lại thông tin DA gắn với khảo sát thực địa, đưa vào điều chỉnh quy hoạch của địa phương đồng bộ với quy hoạch của tỉnh và yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai các bước tiếp theo.
Theo BÙI LIÊM (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất