Trẻ thơ "mệt nhoài" mùa Covid (bài 2): Bố mẹ méo mặt với lịch sinh hoạt của con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịch ập đến vào cuối năm học khiến các bậc phụ huynh như ngồi trên đống lửa. Con chưa thi đã nghỉ hè. Bố mẹ thì xoay như chong chóng vì không biết gửi con ở đâu.
Thấp thỏm chờ... được đi thi
Kỳ nghỉ hè đã chính thức bắt đầu nhưng kỳ thi học kỳ 2 ở một số địa phương, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT trên cả nước dù sắp đến lịch, dường như vẫn đang bỏ ngỏ vì dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Suốt một tháng qua, không chỉ học sinh mệt mỏi mà chính các bậc phụ huynh cũng đứng ngồi không yên.
Cùng thời gian này mọi năm, chị Tô Mai Hồng (quận Đống Đa, Hà Nội) đang chuẩn bị cho các con một kỳ nghỉ hè thật ý nghĩa với những chuyến đi du lịch và về quê thăm ông bà. Giờ đây chị đang lo "sốt vó" vì con nghỉ hè cũng không được mà muốn thi cũng không xong, không biết... ôn tập đến bao giờ. Con trai lớn của chị Hồng là cháu Nguyễn Tô Đức Phú, hiện đang học lớp 5C, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội), đang chuẩn bị cho một kỳ thi chuyển cấp quan trọng.

Con gái chị Trang sử dụng 2 máy tính học 2 lớp online. Ảnh: T.N
Con gái chị Trang sử dụng 2 máy tính học 2 lớp online. Ảnh: T.N
"Chỉ mong nhanh hết dịch để cuộc sống trở về bình thường, để con được đi học, mẹ đi làm. Kéo dài mãi thế này không biết cuộc sống của gia đình mình thế nào nữa".
Chị Kim Loan
"Đây là giai đoạn nước rút để con hoàn tất chương trình tiểu học, tập trung ôn tập và thi vào lớp 6. Vậy mà dịch bệnh bất ngờ bùng lên khiến mọi việc dang dở hết. Sở GDĐT Hà Nội cho học sinh được nghỉ hè trong khi chưa thi học kỳ 2 và không biết đến lúc nào thi. Kế hoạch ôn tập của con không biết ra sao, trong khi đó nguyện vọng của con được thi vào Trường THCS Lương Thế Vinh có tỷ lệ chọi cao. Trường này thông báo tháng 6 sẽ tổ chức thi tuyển và không biết kế hoạch được điều chỉnh thế nào"- chị Hồng lo lắng chia sẻ.
Không chỉ dừng ở đó, chị Hồng còn có mối lo khác là cậu con trai út Nguyễn Đức Gia Hưng, đang học lớp 1E Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.
"Giá như con thi xong rồi nghỉ hè được thoải mái chơi và bố mẹ cũng không phải lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, theo công văn của Sở GDĐT Hà Nội, lúc nào tình hình ổn định sẽ đi thi. Từ giờ đến lúc thi con chỉ có chơi trong khi con mới học lớp 1, kiến thức để lâu sẽ nhanh quên nên tôi sợ khi thi không biết có làm được bài không".
Cùng chung tâm trạng, chị Nguyễn Minh Trang (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng có con sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10 quan trọng. Chị Trang chia sẻ, con gái chị đăng ký thi vào Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) và theo dự kiến sẽ thi vào ngày 10/6.
Hiện tại cháu vẫn học online ở nhà 2 buổi mỗi ngày. Suốt một tháng qua, lịch học của con là sáng từ 7 giờ 30-11 giờ, chiều từ 2-5 giờ. Thế nhưng có tình huống dở khóc dở cười là vào ngày thứ 7 con bị trùng lịch học online 2 cô giáo. Đây là lớp học thêm cô giáo mở ra để ôn tập cho học sinh, không thu tiền. Vậy là vợ chồng chị Trang huy động cả 2 máy tính để phục vụ cho con gái học online. Nhìn cảnh mình con ngồi trước 2 máy tính, tiếng 2 cô giảng bài song song mà chị không khỏi bật cười.
Mặc dù học online không hiệu quả như học trên lớp nhưng với gia đình chị Trang đây là phương án tối ưu trong tình hình dịch bệnh.
Lẽo đẽo theo mẹ đi làm
Suốt một tháng qua với chị Lê Thanh Tình (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là những chuỗi ngày căng thẳng. Có 3 con nhỏ nên vợ chồng chị Tình thay phiên nhau ở nhà trông con, sau đó phải nhờ bà ngoại ra giúp. Con lớn của chị Tình học lớp 4 và hai bé còn lại lần lượt 5 tuổi và 2 tuổi.

 
Chị Tình kể, chiều 3/5, cả nhà chị đi xe ô tô của gia đình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội thì nhận thông báo của Sở GDĐT Hà Nội cho học sinh nghỉ học. Sau đó, khu nhà chị có ca mắc Covid-19. Mặc dù phong tỏa ở tòa nhà khác nhưng tình hình chung cũng khá căng thẳng, trẻ con phải ở trong nhà thời gian dài rất bí bách.
Thời gian đầu con lớn phải học online nhưng bên ngoài thì 2 bé nhỏ chọc ghẹo nhau quấy khóc. Sau ngày 15/5, các con được nghỉ hè thì lúc nào cũng trong cảnh la hét ầm nhà.
Chị Phan Thanh Ngọc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng điên đầu với lịch sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ đảo lộn hết của con. "Sáng hai đứa nhà mình ngủ tới 10-11 giờ trưa sau đó sẽ hoạt động không ngừng nghỉ đến 11 giờ đêm. Năng lượng luôn dồi dào và chơi không hết các trò, nhà có bao nhiêu đồ lôi ra làm đồ hàng hết. Đặc biệt là chúng… chẳng cần ăn, ngủ dậy là chơi một mạch mà không hề kêu đói"- chị Ngọc chia sẻ.
Chị Ngọc cho biết, cứ mấy ngày lại phải mua đồ chơi mới cho con để chơi không bị chán. Chị không cho con xem tivi, điện thoại nhiều, chỉ khi nào hoàn thành yêu cầu như dọn dẹp nhà, làm xong bài tập hoặc ăn xong thì mới cho xem một lúc. Tuy nhiên, vì còn nhỏ lại sàn sàn tuổi nhau nên cả ngày chị phải phân xử những cuộc cãi vã, kiện cáo của các con cũng đủ mệt bơ phờ.
Không gặp phải tình trạng các con phá tanh bành nhà, chị Kim Loan (Hóc Môn, TP.HCM) lại phải vất vả đưa con đi làm cùng. Chị Loan trêu: "Nhà mình hứng đủ "combo" con ôn thi đại học và con không ai trông".
Con trai lớn của chị Loan đang ôn thi tốt nghiệp THPT nên ở nhà tự học bài, còn bạn nhỏ suốt một tháng qua theo mẹ đi làm. Vì công việc của chị Loan gặp gỡ khách hàng nhiều nên ngày nào mẹ con rồng rắn đèo nhau đi vừa mệt vừa thương con.
"Trời thì nắng nhưng không biết phải gửi con ở đâu nên đành đưa con theo. Chỉ mong nhanh hết dịch để cuộc sống trở về bình thường, để con được đi học, mẹ đi làm. Kéo dài mãi thế này không biết cuộc sống của gia đình mình thế nào nữa" - chị Loan ngậm ngùi.
(Còn nữa)
Theo Tào Nga (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.