Trầu cau và chuyện xứ Đài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trầu cau là món ăn thường thấy ở người phụ nữ các nước Á đông. Ngược lại, ở xứ Đài Loan, món ăn này lại phổ biến dành cho nam giới. Việc lạm dụng món đầu câu chuyện này đã dẫn đến những căn bệnh khoang miệng, vòm họng khiến lãnh đạo xứ này phải kêu gọi người dân chặt cau để trồng loại hoa màu khác.
 
Một "Tây Thi" đang têm trầu cau
Doping… cho dân bản xứ
Quanh các tuyến cao tốc từ Đài Bắc đến Đài Trung với chiều dài khoảng 300 km là những ngôi làng, khu phố nhỏ, nhấp nhô những ngọn đồi, dãy núi được phủ bạt ngàn màu xanh cau, trầu. Trên chuyến xe khách về Đài Trung, tài xế Trần Cương (36 tuổi) có thâm niên hơn 17 năm nhai trầu kể về món “mở đầu câu chuyện”. 
Có rất nhiều giai thoại về cây cau, dây trầu, nhưng có hai lý do dẫn đến người Đài Loan trồng cây cau với số lượng lớn, số người ăn trầu cau nơi đây thuộc hàng nhiều nhất thế giới. Theo Trần Cương, thời thuộc Nhật xuất hiện một loại bệnh dịch khiến người mắc phải bị vàng da. Qua nghiên cứu, giới chức y tế Nhật Bản khuyến cáo người dân Đài Loan trồng cau ăn trầu để điều trị bệnh và người dân Đài Loan duy trì thói quen đó cho đến ngày nay.
 
Khách hàng mua trầu cau là cánh tài xế
Nguyên nhân còn lại là diện tích Đài Loan có tới 70% là đồi núi, vào những thập niên 50, lãnh đạo xứ Đài khuyến khích người dân khai phá đất nông nghiệp để trồng cau. Lí do loài cây này phù hợp với khí hậu núi rừng, món ăn trâu cau thời điểm này đang thịnh hành, người trồng rất dễ bán kiếm lời. Từ đó, Văn hóa trầu cau đã trở thành tập tục của người Đài Loan cho đến ngày nay. Có những thời điểm, do số lượng người ăn trầu cau quá nhiều, nguồn cau trong nước không đủ để cung cấp, các thương lái ở xứ Đài phải nhập cau từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. 
Gần 1 thế kỷ qua, ăn trầu cau trở thành một nét văn hóa độc đáo khiến du khách thích thú khi trải nghiệm du lịch đến Đài Loan. Còn đối với người Đài Loan, việc ăn trầu không chỉ là một trong những cách thức để thư giãn, mà nó còn là chất kích thích hệ thống tiêu hóa và sảng khoái khi làm việc, lái xe…
Kiêu sa nàng “Tây Thi bán trầu”
Tại một điểm bán trầu cau ven đường Hoàn Trung thuộc Đài Trung, anh Năm (30 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch) có lời rằng, tục ăn trầu cau hàng chục năm qua đã trở thành phổ biến ở Đài Loan, và được tiêu thụ xếp thứ hai chỉ sau gạo. Nguyên quả cau (cau Đài Loan rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay cái - PV), vôi trộn từ vỏ sò được bọc trong lá trầu và buộc dây lại, vào những thập niên 60, những cô gái chân dài ăn mặc hở hang, phong cho mình cái tên mỹ miều là… “Tây Thi bán trầu”. Chào bán, lôi kéo khách hàng, bởi phần lớn người ăn trầu ở Đài Loan là nam giới. 
Ngoài lợi nhuận ra, việc bán hàng...“mát mẻ” này khiến các nàng “Tây Thi bán trầu” khiến không ít khách du lịch nhầm tưởng là gái mại dâm như ở các phố đèn đỏ ở Thái Lan. Sự thật là họ chỉ bán trầu cau chứ không bán tấm…thân mình. Nhiệm vụ của họ là bổ cau, têm trầu, cho vào túi nilon rồi đon đả mời khách hàng. 
Chan Ly (29 tuổi), chủ một quầy “Tây Thi bán trầu” nói: “Do ăn mặc mát mẻ nên nhiều lúc gặp phải tai nạn nghề nghiệp, bị khách quấy rối, thậm chí là hành hung khi mình phản ứng. Do đó, tại các điểm bán trầu cau bên trong các lồng kính, chính quyền lắp camera để đảm bảo an ninh cho khu vực lẫn người kinh doanh. Ở Việt Nam, cà phê được xem là chất kích thích cho sự tỉnh táo của giới công sở, cánh tài xế, còn ở Đài Loan, việc nhai một têm trầu cau cũng có tác dụng tương tự. Tài xế lái xe đường dài ở xứ đảo này rất ưa thích món ăn khoái khẩu này. Họ nhai như nhai kẹo cao su”.
Bỏ cây cau để giảm nguy cơ ung thư 
Tại bãi đỗ xe cạnh hồ Nhật Nguyệt ở Đài Trung, cánh tài xế xe khách sau khi dừng lại để du khách thăm gian du lịch thay vì hút thuốc, họ chia nhau những bịch trầu cau để dùng. Thấy những người ngoại quốc hiếu kỳ, họ tươi cười rút các bịch trầu cau têm sẵn và hướng dẫn cách dùng. Cũng theo cánh tài xế, những năm gần đây, các nàng “Tây Thi bán trầu”, người trồng trầu cau ở Đài Loan giảm hẳn, nhiều người có nguy cơ thất nghiệp từ nghề truyền thống này. 
Nguyên nhân được phát hiện là người Đài Loan tử vong nhiều do nhiều căn bệnh khoang miệng, vòm họng vì trầu cau gây ra. Ngoài ra, tệ nạn phun nhổ nước bã trầu bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị. Chúng tôi không khó để bắt gặp những vệt trầu sau khi ăn xong đỏ thẫm màu đỏ được ai đó phun nhổ xuống lòng đường ở các tụ điểm ăn chơi và du lịch. 
Theo bác sỹ Trương Thế Dũng- Trưởng đoàn y bác sỹ Niềm Tin tại TPHCM, ăn trầu cau là một thói quen phổ biến của gần 10% dân số thế giới, chủ yếu là tại các nước châu Á như: Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ và Myanmar. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trầu là một loại thuốc kích thích thần kinh được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới, chỉ đứng sau thuốc lá, đồ uống có cồn và đồ uống chứa chất gây nghiện. 
Để ngăn chặn các căn bệnh nói trên, nhiều năm qua, lãnh đạo xứ Đài yêu cầu người dân chuyển đổi đất trồng cau sang trồng các loại cây nông nghiệp khác. Việc ăn trầu cau được xử phạt nghiêm khắc và người vi phạm phải tham gia khóa cai nghiện trầu cau bắt buộc.

Việc nhai trầu có thể kích thích mạnh gấp nhiều lần so với một cốc cà phê espresso và tương đương với việc sử dụng amphetamine (chất gây kích thích não và hệ thần kinh) . Ngoài ra, việc lạm dụng ăn trầu cau làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, miệng. Cụ thể, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer/IARC), những hóa chất chính trong lá trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần so với người không ăn trầu, nếu ăn kèm với thuốc lào thì tỷ lệ này có thể tăng lên tới 9,9 lần.

Đình Du (TP)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.