Tranh tường 3D "lên ngôi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dòng tranh tương tác giữa tác phẩm và người xem, còn gọi là tranh 3D, đang dần trở thành xu hướng nổi bật được các cửa hàng, quán cà phê, quán ăn lựa chọn để trang trí cho không gian thêm phần độc đáo, mới lạ.
Đông Sương Sầu là một quán ăn vặt trên đường Thống Nhất, TP. Pleiku. Quán thu hút không chỉ bởi cái tên “kiếm hiệp” lạ lẫm mà còn bởi những bức tranh 3D che phủ các mảng tường. Vốn dĩ đây là những mảng tường thô ráp, đơn điệu nhưng qua sự “hóa phép” của các họa sĩ, không gian trở nên cực kỳ sinh động với nhân vật King Kong trong bộ phim kinh dị, viễn tưởng cùng tên nổi tiếng của Mỹ tựa như đang đập tan lớp gạch vữa ngăn cách để nhoài ra ngoài. Ở bức tường khác, quán đặt vẽ một chú gấu bông có kích thước khá lớn và rất dễ thương. Nhiều vị khách khi đến ăn uống tại quán thấy 2 bức tranh đều rất thích và hay tạo nhiều kiểu dáng cùng tranh để chụp hình “check-in”.
 Bức tranh 3D chú gấu bông lớn khiến cho không gian quán thêm sinh động. Ảnh: P.V
Bức tranh 3D chú gấu bông lớn khiến cho không gian quán thêm sinh động. Ảnh: P.V
Cũng vừa mới khai trương, quán Trà sữa Miu Tea (đường Hùng Vương) gây sự chú ý bởi mảng tường tranh 3D vẽ  khuôn mặt một cô gái mà mái tóc chính là tán hoa giấy màu hồng tím độc đáo. Chị Võ Lan Phương-chủ quán Trà sữa Miu Tea-bày tỏ: “So với việc phải nhìn một bờ tường đơn sắc thì bờ tường sau khi được trang trí, sơn vẽ sẽ đem lại nhiều cảm xúc hơn. Ý tưởng vẽ tranh tường của mình xuất phát từ một bức ảnh trên internet. Nguyên bản đó chỉ là một cây hoa giấy trổ hoa rực rỡ trên một bức tường gạch, nhưng người họa sĩ đường phố đã sáng tạo thêm khuôn mặt cô gái lên bức tường ngay dưới tán hoa ấy. Mình cảm thấy rất thú vị nên tìm họa sĩ để mô phỏng lại bức vẽ này cho quán. Bức tranh 3D ấy rất thu hút các bạn trẻ yêu thích chụp hình”.
Không còn quá xa lạ, giờ đây chỉ cần có một bức tường trống là đã đủ để các họa sĩ thỏa sức sáng tạo tranh tường 3D. Lựa chọn dòng tranh này để trang trí phần lớn là các quán cà phê, trà sữa, quán ăn và một số không gian cho gia đình. Ở Pleiku, có thể kể đến các quán như: Ngon Avatar Coffee (đường Phan Đình Phùng), Cà phê Cây Đa (đường Nguyễn Du), Quán ăn Ồ Zô (đường Nguyễn An Ninh), Làng nướng Tây Nguyên (đường Lê Thánh Tôn)... Tùy theo phong cách từng quán mà tranh được vẽ là phong cảnh, động vật hay nhân vật hoạt hình. Cho dù là nội dung gì, tranh 3D luôn mang lại cảm giác chân thật, sống động.
Những người trong giới cầm cọ cho hay, tranh 3D đòi hỏi kỹ thuật vẽ cao hơn những loại tranh khác. Ngoài sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong bố cục chuẩn xác, cân đối thì nét vẽ cũng phải thật tinh tế, màu sắc hài hòa để đem lại hiệu ứng thị giác tốt nhất, chân thực nhất. Anh Lê Bình-thành viên nhóm Vẽ tranh tường Gia Lai-chia sẻ: Vẽ tranh tường 3D là cách vẽ tả thực rất nhiều, đòi hỏi họa sĩ phải “cao tay ấn”. Khi đứng trước một bức tường, những người được thuê vẽ phải khảo sát diện tích, nghe khách lên ý tưởng, tư vấn tranh và sau đó bắt tay thực hiện. Nhóm vẽ của anh Bình có 4 thành viên, thường xuyên nhận vẽ các công trình tường rào, tường nhà cho các trường học, quán ăn, nhà hàng, shop quần áo... Chi phí cho mỗi bức tranh tường 3D tùy theo diện tích và độ phức tạp của tranh, trung bình dao động từ 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/m2.
Cũng theo anh Bình, tranh tường 3D ở Phố núi bắt đầu nở rộ từ cuối năm 2016. Một số gia đình cũng đã sử dụng mảng tranh này để trang trí cho không gian sống của mình. Với sự sinh động, gần gũi, đẹp mắt, tranh tường 3D đã khiến cho các bức tường khô cứng trở nên mềm mại, có chiều sâu và hấp dẫn hơn rất nhiều.
 PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.