Tranh phong cảnh của danh họa Van Gogh lập kỷ lục thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại buổi đấu giá ở thủ đô Paris (Pháp) ngày 4-6, một bức tranh của danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh đã được trả giá hơn 7 triệu euro (8,2 triệu USD), xác lập kỷ lục thế giới đối với tranh phong cảnh của danh họa này.

Bức tranh Raccommodeuses de filets dans les dunes. (Nguồn: AFP)
Bức tranh Raccommodeuses de filets dans les dunes. (Nguồn: AFP)



Nhà đấu giá Artcurial cho biết bức họa mang tên "Raccommodeuses de filets dans les dunes" được họa sỹ thiên tài sáng tác năm 1882 và đã được một nhà sưu tập người Mỹ mua lại với mức giá ấn tượng nói trên.

"Raccommodeuses de filets dans les dunes" là bức tranh phong cảnh duy nhất mà Van Gogh sáng tác trong thời gian đầu ông bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh khi 29 tuổi với bối cảnh là một vùng thôn quê gần La Haye.

Chủ sở hữu trước đây của bức họa là một nhà sưu tập người châu Âu. Người này đã cho Bảo tàng Van Gogh tại thủ đô Amsterdam mượn bức tranh để trưng bày trong vòng tám năm tính đến năm 2015.

Theo Artcurial, mỗi năm chỉ có tối đa ba cuộc đấu giá các tác phẩm của danh họa Van Gogh được tổ chức trên thế giới. Cuộc đấu giá ngày 4/6 này là cuộc đấu giá đầu tiên đối với tranh của họa sỹ nổi tiếng người Hà Lan này trong hơn hai thập kỷ qua tại Paris.

Lần đấu giá tranh Van Gogh gần đây nhất được tổ chức tại Paris vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 và bức bích họa mang tên "Le Jardin a Auvers" đã được trả giá tới 10 triệu USD.

Vincent Van Gogh là một danh họa Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều tác phẩm của ông đã trở nên nổi tiếng và lọt vào danh sách các bức họa được yêu thích nhất, cũng như đắt giá nhất trên thế giới.

Van Gogh là nghệ sỹ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới nền mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú và trường phái biểu hiện tại Đức.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.