TP. Pleiku: Nước sạch đã dần trở nên khan hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  Hiện nay, khu vực nội thành TP. Pleiku có gần 12% hộ dân không có nước sạch; trong khi đó chỉ có 20 ngàn hộ dân được sử dụng nước máy, chiếm tỷ lệ 52%.

Nhà ông Mai Thanh Nộ (tổ 11, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã thiếu nước dùng sinh hoạt hơn 3 tháng nay. Dẫn chúng tôi tới vòi nước duy nhất dành cho sinh hoạt gia đình đang nhỏ từng giọt nước quý giá, ông Nộ buồn rầu nói: “Nước dùng phải hết sức tiết kiệm, chỉ dám dùng vào vệ sinh cá nhân, ăn uống chứ không dám tưới cây; nước sau khi rửa rau, rửa bát sẽ được tận dụng vào dùng cho nhà vệ sinh. Không chỉ riêng gia đình tôi mà còn cả 180 hộ ở đây đều có nhu cầu dùng nước máy. Thế nhưng, sau khi đăng ký, khảo sát, nước máy vẫn không về tới đây được. Chúng tôi mong mỏi từng ngày có nước máy về dùng cho sinh hoạt gia đình”.

 

Người dân đang chắt chiu từng giọt nước cho sinh hoạt. Ảnh: Ngọc Thu
Người dân đang chắt chiu từng giọt nước cho sinh hoạt. Ảnh: Ngọc Thu

Ông Nộ nói thêm: “Các giếng đều cạn trơ đáy. Nhà nào có điều kiện thì thuê người khoan giếng, nhưng rồi cũng bị cạn, nhà nào không có nước dùng thì phải đi mua với giá 600 ngàn đồng/10 m3 nước”.

Cùng tình trạng như trên, ông Phan Quang Phùng (tổ 10, phường Hội Phú, TP. Pleiku) cho hay: “Trong tổ chỉ có 12/220 hộ dân có nước máy để dùng, còn lại chỉ trông chờ vào giếng đào. Giếng đào hết nước thì đến giếng khoan, nhà nào không đủ tiền khoan giếng thì đành chịu”.

Nước sinh hoạt cho gia đình đã khó, nước phục vụ cho sản xuất, kinh doanh lại càng khó hơn. Ông Trần Đức Đệ (tổ 11, phường Hội Phú, TP. Pleiku) chia sẻ: “Tôi đành gác lại ý định trồng vườn rau sạch của nhà lại, tập trung nước cho sinh hoạt gia đình. Cả nhà 5 người cũng phải sử dụng tiết kiệm, hạn chế tối đa việc sử dụng nước không hợp lý, ưu tiên cho tắm rửa, ăn uống”.    

Tương tự, nhiều hộ dân trên đường Nguyễn Thiếp (phường Diên Hồng), đường Đồng Tiến (phường Ia Kring), một số khu vực ở phường Thắng Lợi và xã Chư Á cũng đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Sau hơn một năm chờ đợi, lập danh sách nhu cầu cần dùng nước máy của các hộ, chi phí để dẫn nước về… đến nay người dân vẫn không biết phải chờ đến bao giờ.


Trước tình trạng trên, nhiều hộ dân đổ xô đi khoan giếng với giá trung bình khoảng 30-40 triệu đồng/giếng. Hiện nay, số giếng khoan đã lên tới hơn 400 cái, thế nhưng tình trạng khan hiếm nước vẫn tiếp tục diễn ra. Ông Nguyễn Bá Trường-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Pleiku khuyến cáo: “Khi các đơn vị, cá nhân khai thác nguồn nước ngầm không đúng kỹ thuật, không đúng quy hoạch sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, gây ô nhiễm nguồn nước, làm cho nguồn nước ngầm tại địa phương ngày càng suy giảm”.

Biển Hồ là nguồn cung cấp nước sạch chính cho TP. Pleiku. Hiện nay, mực nước Biển Hồ còn 741 mm so với mực nước biển, đã giảm trên 1 mét so với cùng kỳ năm 2015. Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai, mỗi ngày Công ty nhận từ Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn-Pleiku khoảng 5.000 m3 và cung cấp nước cho khách hàng gần 20.000 m3.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nhiều hộ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật vì thiếu nước, sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Lý giải tình trạng trên, ông Nguyễn Đình Vinh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai cho biết: “Vì hệ thống đường ống dẫn nối nước còn chưa vươn đến các hộ dân sinh có nhu cầu mà Công ty đang trong quá trình cổ phần hóa nên không thể quan hệ giao dịch tài chính với ngân hàng để triển khai các dự án đầu tư, mở rộng đường ống cấp nước tới các khu dân cư. Trong thời gian này, nếu hộ dân nào có nhu cầu về nước máy thì Công ty sẽ sẵn sàng cung cấp vật tư (đường ống và các phụ kiện chuyên dụng, nhân công) để cung cấp nước cho hộ dân”.

Với tình hình hạn hán đang diễn ra khốc liệt, dự kiến còn kéo dài, ông Vinh cũng yêu cầu các hộ dân cần dùng nước tiết kiệm, thường xuyên kiểm tra thiết bị dẫn nước, van khóa trong gia đình để kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố, tránh làm tràn nước khi lấy nước lên bồn chứa gây thất thoát nước. Nên dùng nước sạch cho sinh hoạt là chính. Nếu lượng nước đầu nguồn của TP. Pleiku không đảm bảo, Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai sẽ giảm công suất cấp nước và điều tiết cấp nước theo giờ cho một số khu vực, tuyến đường, theo từng phường nhằm tiết kiệm nước và cung cấp nước đều cho các hộ dân…

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Ford Ranger 2025 phù hợp với mọi địa hình với động cơ mạnh mẽ. Ảnh: ST

"Vua bán tải" Ford Ranger thế hệ mới có giá từ 707 triệu đồng và nhiều ưu đãi

(GLO)- Ford Ranger được mệnh danh là “vua bán tải” tại thị trường Việt Nam, với thiết kế nam tính, khung gầm mới đa dụng hơn, nội thất rộng rãi, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu… Hiện Ford Ranger có giá niêm yết chỉ từ 707 triệu đồng và có thể được hỗ trợ đến 100% lệ phí trước bạ.

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng áp dụng và kéo dài thời gian áp dụng đến hết ngày 31-12-2026. Đây là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

null