Tổng Bí thư của sự nghiệp đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ðồng chí Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998) tên thật là Nguyễn Văn Cúc, bí danh Mười Cúc, sinh ngày 1.7.1915, trong một gia đình công chức nghèo yêu nước, tại thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (nay là huyện Yên Mỹ), tỉnh Hưng Yên. Ðồng chí là nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư đầu tiên của sự nghiệp đổi mới.

Ðồng chí Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998) tên thật là Nguyễn Văn Cúc, bí danh Mười Cúc, sinh ngày 1.7.1915, trong một gia đình công chức nghèo yêu nước, tại thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (nay là huyện Yên Mỹ), tỉnh Hưng Yên. Ðồng chí là nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư đầu tiên của sự nghiệp đổi mới.

Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo của cách mạng Việt Nam

Sau ngày thống nhất đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Bộ Chính trị cử làm Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo thành phố tăng cường ổn định tình hình KT-XH, coi trọng việc đi khảo sát, nghiên cứu các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp; chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng theo hướng phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12.1986). Ảnh tư liệu

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12.1986).  Ảnh tư liệu

Tháng 4.1977, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Trung ương điều sang làm Trưởng Ban Cải tạo XHCN Trung ương, đây là công việc đồng chí rất trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi giải pháp đối với TP Hồ Chí Minh. Sau đó, đồng chí được điều sang làm Trưởng Ban Dân vận - Mặt trận Trung ương. Tại Đại hội lần thứ VI của Tổng Công đoàn Việt Nam (1978), đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.

Đồng chí là người khởi xướng sự nghiệp đổi mới Công đoàn và cho rằng Công đoàn là tổ chức rộng lớn của công nhân lao động, cần đổi mới tổ chức và hoạt động thực sự là “trường học kinh tế, trường học quản lý và trường học XHCN”. Cuối năm 1980, đồng chí được giao phụ trách theo dõi thực hiện nghị quyết của Đảng và Chính phủ tại khu vực miền Nam.

Tháng 12.1981, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Bộ Chính trị phân công trở lại làm Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Đồng chí luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp phù hợp với điều kiện của thành phố quen với nền kinh tế thị trường, cùng Đảng bộ lãnh đạo thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ, đổi mới sản xuất kinh doanh, ổn định KT-XH và đời sống của nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn khuyến khích tinh thần tự chủ, năng động của các ngành, đơn vị kinh tế, coi trọng hạch toán kinh tế, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và lợi ích của người lao động, đồng chí cổ vũ các đồng chí của mình dũng cảm, sáng tạo, thay đổi cách nghĩ, cách làm có hiệu quả, dám “xé rào”, mạnh dạn tìm cách làm khác, vượt qua cơ chế, cách làm cũ.

Sau một thời gian ngắn, nền kinh tế của TP Hồ Chí Minh có bước chuyển biến lớn, đột phá. Những tìm tòi, thử nghiệm mô hình mới của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trên cả nước đã góp phần quan trọng để hình thành quan điểm đổi mới của Đảng ta. Sáng kiến và cách làm của đồng chí Nguyễn Văn Linh và Đảng bộ TP Hồ Chí Minh đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương lắng nghe, ủng hộ đưa vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn chung của Đảng để đi đến những quyết sách lớn, mở ra công cuộc đổi mới, có ý nghĩa lịch sử cho cách mạng Việt Nam.

Tổng Bí thư đầu tiên của sự nghiệp đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12.1986) đã quyết định đường lối đổi mới, mở ra kỷ nguyên mới về xây dựng CNXH theo tư duy mới, quan điểm, cơ chế và chính sách mới; đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng với tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vững vàng, chủ động, sáng tạo lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức từ trong nước và trên thế giới; kiên định đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, thận trọng với bước đi, cách làm để phù hợp với điều kiện của Việt Nam; tập trung đổi mới kinh tế; từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, kiên quyết không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, coi trọng phát huy dân chủ XHCN. Đồng chí Nguyễn Văn Linh chú trọng “đổi mới tư duy và phong cách”.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh cùng với tập thể lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra những nguyên tắc chỉ đạo đổi mới như Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1989), đổi mới không đi chệch hướng, không tách rời mục tiêu xây dựng XHCN, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kiên định và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, nền tảng tư tưởng của Đảng chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí rất quan tâm, chú trọng đề cao tư duy mới trong quan hệ đối ngoại...

Nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban soạn thảo cương lĩnh trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng; chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp năm 1980, thông qua Hiến pháp 1992 để phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991) ra đời trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, CNXH ở Đông Âu tan rã nhưng thể hiện bản lĩnh vững vàng, kiên định của Đảng và nhân dân ta.

Với gần 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người đứng đầu, cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ động, sáng tạo, kiên định đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian nguy, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và thu được thành tựu to lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

TRỌNG NGHĨA

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang trao quyết định kết nạp đảng cho học sinh Trường THPT Trần Cao Vân . Ảnh: Minh Lý

Ươm mầm “hạt giống đỏ” trong trường học

(GLO)- Công tác phát triển đảng viên trong học đường của tỉnh Gia Lai những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này, không chỉ thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh mà còn tạo nguồn lực cho công tác xây dựng Đảng bằng những “hạt giống đỏ” giàu tri thức.

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

(GLO)- Những năm qua, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ) đã hỗ trợ cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khu vực biên giới được vững bước tới trường, hướng đến một tương lai tươi sáng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

(GLO)- Chiều 1-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026.

null