Tôn vinh doanh nghiệp phát triển bền vững vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Lễ công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2017.
 

Đại diện các doanh nghiệp tại Lễ Tôn vinh.
Đại diện các doanh nghiệp tại Lễ Tôn vinh.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, VCCI phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Cơ sở để đo lường tính bền vững của các doanh nghiệp tham gia Chương trình chính là Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI).

Năm 2017, các tiêu chí trong Bộ chỉ số CSI được điều chỉnh nhằm đo lường chính xác hơn mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ 151 tiêu chí rút gọn xuống 134 tiêu chí trên 3 lĩnh vực: kinh tế- xã hội- môi trường. Cùng với đó, hệ thống phần mềm đăng ký tham dự trực tuyến đã giúp khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng hơn so cho sự tham gia của doanh nghiệp và chường trình. Trong thời gian tới, bên cạnh những nội hàm mới như vấn đề về trao quyền cho phụ nữ, vấn đề về cuộc cách mạng 4.0… thì những nội hàm khác và những tiêu chí mới phù hợp với thực tiễn cũng sẽ được thêm vào Bộ chỉ số một cách đơn giản nhất để tất cả doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ cũng có thể áp dụng được.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký VCCI, Tổng thư ký VBCSD cho biết, điểm nổi bật của chương trình năm nay là số lượng doanh nghiệp tham gia lớn hơn, với gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đa dạng thuộc hai lĩnh vực sản xuất và thương mại-dịch vụ-xây dựng; từ đó Ban tổ chức đã lựa chọn ra 100 doanh nghiệp tiêu biểu nhất để vinh danh tại Lễ công bố.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng chủ tịch VBCSD cho biết,  bảng xếp hạng năm nay xuất hiện nhiều gương mặt doanh nghiệp mới, đại diện mới của khu vực kinh tế tư nhân. Đây là bằng chứng cho nỗ lực kiến tạo môi trường kinh doanh; đồng thời cho thấy doanh nghiệp nhận thức được trọng trách phát triển kinh tế gắn liền với phụng sự xã hội, phát triển mà không để lại gánh nặng lên thế hệ sau của nước nhà.

Chương trình Đánh giá, xếp hạng Doanh nghiệp bển vững tại Việt Nam sẽ giúp nhân rộng nhiều hơn nữa những “hạt giống xanh” là các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tốt phát triển bền vững trong “khu vườn” cộng đồng doanh nghiệp nước nhà.

"Phát triển nhân văn và bao dung hơn không còn là sự lựa chọn mà đó là con đường tất yếu, là lời giải cho sự bế tắc của mô hình phát triển theo chiều rộng. Đó cũng là “giấy thông hành thế hệ mới” cho sự tham gia của các doanh nghiệp vào nền kinh tế toàn cầu, là câu trả lời cho sự tồn tại hay không tồn tại trong dài hạn” ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Huy Thắng/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.