Tòa hiến pháp Thái Lan xem xét kiến nghị phế truất thủ tướng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 23/5 đồng ý xem xét kiến nghị phế truất Thủ tướng Srettha Thavisin vì liên quan đến việc bổ nhiệm ông Pichit- người từng ngồi tù- vào vị trí Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đối mặt với nguy cơ bị cách chức. Ảnh: TheNation

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đối mặt với nguy cơ bị cách chức. Ảnh: TheNation

Các thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã bỏ phiếu chấp nhận kiến nghị với tỷ lệ 6-3 và cho Thủ tướng Srettha 15 ngày để phản hồi, theo AFP.

Ông Pichit từng ngồi tù 6 tháng vào năm 2008 vì tội xem thường tòa án sau khi bị cáo buộc âm mưu hối lộ các quan chức tòa án bằng số tiền 2 triệu baht giấu trong một túi giấy. Hội đồng Luật sư Thái Lan đã đình chỉ giấy phép hành nghề luật sư của ông trong 5 năm vì vụ việc, theo Reuters.

Ông Pichit có quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã từ chức khỏi vai trò nội các của mình hôm 21/5 trong nỗ lực bảo vệ ông Srettha.

Trước đó ngày 17/5, nhóm 40 thượng nghị sĩ Thái Lan đã thông qua Chủ tịch Thượng viện đệ trình đơn kiện, đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét ông Srettha có đủ tư cách đạo đức để giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ Thái Lan hay không.

250 thành viên hiện tại của Thượng viện Thái Lan được chính quyền quân sự bổ nhiệm sau cuộc đảo chính năm 2014. Cuộc bầu cử chọn thượng nghị sĩ mới sẽ được tổ chức qua ba vòng vào tháng tới.

Thượng viện Thái Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, ngăn cản lãnh đạo đảng Tiến lên Pita Limjaroenrat trở thành thủ tướng, dù đảng này giành được nhiều ghế nhất.

Thay vào đó, ông Srettha, thuộc đảng Pheu Thai của ôngThaksin, đã thành lập một chính phủ liên minh với các đảng có liên kết với quân đội, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null