Tòa án Pháp giữ nguyên mức án với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài 3 năm tù giam, cựu Tổng thống Sarkozy bị cấm giữ chức vụ công trong vòng 3 năm vì tìm cách thu thập thông tin về một cuộc điều tra pháp lý từ một thẩm phán qua một đường dây điện thoại bí mật.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (giữa) tới phiên xét xử với cáo buộc tham nhũng tại tòa án Paris, ngày 1/3/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (giữa) tới phiên xét xử với cáo buộc tham nhũng tại tòa án Paris, ngày 1/3/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 17/5, tòa án phúc thẩm của Pháp đã giữ nguyên bản án ba năm tù giam, trong đó hai năm án treo, đối với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy vì tội tham nhũng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Ông Sarkozy, 68 tuổi, giữ chức Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2007-2012, cũng bị cấm giữ chức vụ công trong vòng ba năm vì tìm cách thu thập thông tin về một cuộc điều tra pháp lý từ một thẩm phán qua một đường dây điện thoại bí mật, được phát hiện thông qua thiết bị nghe lén.

Trước đó, ông Sarkozy đã đệ đơn kháng cáo bản án tòa mới tuyên về vụ tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2012.

Theo cơ quan công tố, đảng theo đường lối bảo thủ của vị cựu tổng thống Pháp này đã chi tổng số tiền gấp đôi mức tối đa 22,5 triệu euro (tương đương gần 19,2 triệu USD) được quy định trong luật bầu cử để thực hiện các chiến dịch vận động bầu cử đầy khoa trương.

Trong một phiên tòa xét xử khác tháng 3/2021, ông Sarkozy cũng bị khép tội danh hối lộ một thẩm phán và gây sức ép để có được những thông tin mật trong quá trình điều tra.

Tòa tuyên phạt ông 3 năm tù, trong đó 2 năm tù treo. Tuy nhiên, ông Sarkozy vẫn chưa phải thụ án vì còn chờ tòa xem xét đơn kháng án.

Cựu Tổng thống Sarkozy phủ nhận mọi cáo buộc. Tháng 6 vừa qua, phát biểu trước tòa, ông khẳng định không tham gia công tác hậu cần của chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ hai và cũng không can thiệp quá trình phân bổ ngân quỹ cho chiến dịch vận động tranh cử.

Có thể bạn quan tâm

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null