Tình thương lay động tâm can

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tình thương là kho của cải vô tận có trong mỗi người, nếu cho và nhận đúng cách sẽ làm cho cuộc sống ấm áp hơn.
1. Đến tháng nhận lương, anh bạn tôi đều mua một bao gạo 50 kg mang tới tặng ngôi chùa đang nuôi trẻ mồ côi ở Phố núi Pleiku. Anh nói của ít lòng nhiều, hành động cho đi ấy khiến anh thấy tình thương trong chính con người mình được đong đầy mỗi ngày. Đó cũng là điều anh cảm thấy hạnh phúc với cuộc đời.
Trong thời gian Phố núi Pleiku thực hiện giãn cách xã hội để phòng-chống dịch bệnh, chàng trai nghèo Đức Thuận chạy Grap kiếm sống đã sẵn sàng san sẻ 20 gói mì tôm cho những người khốn khó hơn mình và vui vẻ với số mì ít ỏi còn giữ lại để cầm cự qua những ngày khó khăn. Đó không chỉ là 20 gói mì mà là tình thương của Thuận sẵn sàng trao đi không cần lý do.
2. Mới đây, một đứa em buồn rầu nói với tôi rằng, em đang giận ba lắm, mấy nay hai cha con không nói chuyện với nhau. Nguyên nhân chỉ vì “ba em có bồ”, dù rằng ba mẹ em ly hôn đã lâu. Tôi chưa gặp người cha đó nhưng những gì đứa em cho biết thì đó là một người cha đầy tình thương và trách nhiệm. Biết em yêu thích thể thao, người cha đã mua cho em những đôi giày chạy bộ thật tốt. Hay món quà sau khi em thi đậu tốt nghiệp là 1 chiếc điện thoại iPhone đời mới. Mỗi khi đi làm xa, ông thường gọi điện về hỏi xem em ăn gì, có ăn đủ bữa không. Người cha ấy lo lắng cho em không chỉ vì trách nhiệm mà còn là tình yêu, muốn bù đắp cho con thật nhiều sau khi cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ, khiến mẹ con em phải chia lìa.
Tôi nói em cần phải hiểu rằng người lớn họ cũng cần được lo lắng, quan tâm, yêu thương, cần có người để chia sẻ. Con cái rồi sẽ có cuộc sống riêng của mình, khi em đủ lông đủ cánh. Ai cũng biết em rất thương ba, lo cho ba, nhưng em không thể độc chiếm ba cho riêng mình. Tình thương không thể đi liền với sự ích kỷ. Đứa em nghe ra cũng hiểu chuyện.
3. Gấp lại trang cuối cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi như ngộ ra nhiều điều. Từ những điều thiền sư viết, tôi hình dung lại hành trình cuộc đời của mình. Trên con đường đó, tôi hiểu được tình thương của gia đình, bạn bè, người thân, mà đôi khi không tự nhận ra. Cảm nhận được tình thương từ mọi người giúp tôi biết ơn cuộc sống và trao đi tình thương như một lẽ tự nhiên.
Con người luôn sẵn tình thương, chỉ là cách chúng ta đón nhận tình yêu thương ấy như thế nào và trao đi ra sao. Nhịp đời hối hả có khi khiến người ta sẵn sàng bỏ qua thứ của cải ấy để đuổi theo những giá trị xa vời thực tại. Tình thương phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động cụ thể. Có người chọn trao tình thương bằng cách cho đi như chàng trai chạy Grap Đức Thuận hay anh bạn đồng nghiệp, có người chọn tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng. Đại dịch Covid-19 gây ra những tổn hại, mất mát to lớn nhưng cũng giúp chúng ta chứng đắc được giá trị của tình thương. Sự san sẻ vật chất, tinh thần đã giúp nhiều phận người nhỏ bé không bị bỏ lại. Nguồn năng lượng lớn lao từ tình thương có thể xoa dịu và chữa lành. Trong “Muôn kiếp nhân sinh” (Nguyên Phong), nhân vật Thomas chứng kiến điều kỳ diệu: Những đứa trẻ ốm yếu, bệnh tật được chữa khỏi bệnh không phải bằng thuốc mà bằng tình thương. Những câu chuyện tình thương làm lay động tâm can giúp mỗi người cảm thấy biết ơn, trân trọng những giá trị cuộc sống đem lại để tiếp tục lan tỏa yêu thương theo cách của mình.  
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null