Tình hình sức khoẻ 9 công nhân bị bỏng trong vụ nổ công ty gỗ ở Bình Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đang tập trung nhân lực cứu chữa cho 5 công nhân bị bỏng trong khi 4 người còn lại được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Nguyên nhân bị bỏng ban đầu được xác định là do nổ bồn chứa bụi, lửa đã táp vào người khiến 9 công nhân bị bỏng. Trước khi đưa tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, nhóm công nhân này đã được công ty đưa tới một phòng khám trên địa bàn.

Thời điểm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận các công nhân bị bỏng

Thời điểm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận các công nhân bị bỏng

Thời điểm bệnh viện tiếp nhận, 9 công nhân đều bị bỏng trên 30% cơ thể, trong đó có 4 người bị bỏng nặng trên 50% đã được các bác sĩ chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) tiếp tục điều trị, gồm: Lê Văn Phi (SN 2003), Tăng Sô Pha (SN 1985), Danh Ngọc Quy (SN 1990), Nguyễn Văn Rô (SN 1979).

Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết hiện đơn vị đang tập trung nhân lực để cứu chữa cho 5 bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Trước đó, khoảng 14 giờ 20 phút cùng ngày, các công nhân đang tiến hành sửa chữa, bảo trì bồn chứa bụi thì bất ngờ xảy ra vụ nổ khiến 9 công nhân bị thương.

Vụ nổ khiến nhiều công nhân chạy tán loạn từ trong nhà xưởng của chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông ra. Một số bị rách áo quần hoặc bị cháy hết, lộ tấm lưng đen sì, có công nhân bị bỏng ở tay, chân, vùng mặt và đầu.

Hiện trường vụ nổ ở nhà máy gỗ tại Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.