Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: 82 bệnh nhân tiên lượng rất nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện có hơn 6.400 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại 106 cơ sở y tế trên toàn quốc từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, đến tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện dã chiến...

Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Tính đến sáng 8/6, Việt Nam đã ghi nhận 9.027 bệnh nhân COVID-19, trong đó 3.059 bệnh nhân đã chữa khỏi.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh có 363 trường hợp có kết quả âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.  
Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hiện có hơn 6.400 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại 106 cơ sở y tế trên toàn quốc từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, đến tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện dã chiến...
Trong số đó, số bệnh nhân điều trị tại 14 cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến... trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm nhiều nhất với trên 3.100 bệnh nhân (Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang đang điều trị 666 bệnh nhân; Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự điều trị 509 bệnh nhân; Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang là 321 bệnh nhân...).
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị 258 bệnh nhân. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang điều trị 236 bệnh nhân.
Về tình trạng lâm sàng của các bệnh nhân, Tiểu ban Điều trị cho biết, hơn 60% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhẹ, 106 trường hợp tiên lượng nặng, trong số này có 82 tiên lượng rất nặng và 3 trường hợp tiên lượng tử vong.
9 bệnh nhân COVID-19 đang can thiệp ECMO, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh có 4 trường hợp; Bệnh viện Phổi Bắc Giang có hai trường hợp; Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có một trường hợp; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh có hai trường hợp.
Trong thời gian qua, các chuyên gia đầu ngành của Tiểu ban Điều trị và Hội đồng chuyên môn đã thường xuyên hội chẩn qua telehealth điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng trên toàn quốc.
Với sự góp ý của các chuyên gia đầu ngành và sự nỗ lực không ngừng của các y bác sỹ, nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, tiên lượng nguy cơ tử vong đã được cứu sống.
Lần hội chẩn gần đây nhất là ngày 3/6, các chuyên gia đã cùng bàn thảo và trao đổi phương án điều trị cho hơn 10 trường hợp, trong đó có nam bệnh nhân 22 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh có tình trạng phổi "đông đặc" như nam bệnh nhân phi công người Anh - bệnh nhân 91.
Trường hợp này là một trong hai bệnh nhân đang can thiệp ECMO tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại cuộc họp, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã bàn về bổ sung và chi tiết hóa Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị COVID-19 trong tình hình mới, đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân ở các mức độ khác nhau mới đây.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị lưu ý: “Đối với các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, quan trọng nhất là thực hiện tốt kiếm soát nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng. 20% bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có 5% bệnh nhân rất nặng phải thở máy, ECMO. Đây là những trường hợp cần phải tập trung điều trị, theo dõi sát, tránh chuyển biến nặng.”
Đặc biệt, đối với bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, các bệnh viện phải chủ động xin ý kiến chuyên gia qua Teleheath, Bộ Y tế luôn sẵn sàng cử các chuyên gia về tận nơi hỗ trợ.
(TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).