Tình báo Nga cáo buộc Pháp có kế hoạch đưa quân tới Ukraine và phản ứng của Paris

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga tiết lộ tin Pháp đang chuẩn bị gửi một đội quân tới Ukraine, giai đoạn đầu sẽ có khoảng 2.000 binh sĩ, Paris ngay lập tức đã có phản ứng.
Sergey Naryshkin - Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SRV). Ảnh: TASS

Sergey Naryshkin - Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SRV). Ảnh: TASS

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga Sergei Naryshkin ngày 19/3 tiết lộ Moskva đã nắm được thông tin Pháp đang chuẩn bị gửi một đội quân tới Ukraine, giai đoạn đầu sẽ có khoảng 2.000 binh sĩ.

Ông Naryshkin bày tỏ: “Giới lãnh đạo hiện tại của Pháp không quan tâm đến cái chết của những người Pháp bình thường và những lo ngại của các tướng lĩnh. Theo thông tin mà Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga có được, một đội quân đã được chuẩn bị để gửi đến Ukraine. Ở giai đoạn đầu sẽ có khoảng 2.000 người”.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga nhấn mạnh bất kỳ quân nhân Pháp nào được điều động đến Ukraine để giúp chống lại Nga sẽ đều là mục tiêu ưu tiên của quân đội Nga.

Ngay sau đó, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Pháp đã gọi những nhận xét của người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga là sai lệch và vô trách nhiệm.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 19/3, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết: “Những gì mà Sergei Naryshkin, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga dàn dựng, một lần nữa minh họa cho việc Nga sử dụng thông tin sai lệch một cách có hệ thống”.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Pháp nhấn mạnh: “Chúng tôi coi kiểu khiêu khích này là vô trách nhiệm”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hãng tin Reuters, quan hệ giữa Pháp và Nga trong những tuần gần đây tiếp tục xấu đi khi Paris tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả việc ký kết hiệp định an ninh song phương dài hạn vào hôm 16/2 nhân chuyến công du của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thủ đô Paris.

Căn cứ vào thoả thuận, Pháp sẽ cung cấp các gói hỗ trợ quân sự trị giá 3 tỷ Euro (tương đương 3,2 tỷ USD) cho Ukraine trong năm 2024, tăng mạnh từ mức 1,7 tỷ euro năm 2022 và 2,1 tỷ euro năm 2023. Pháp cũng cung cấp hỗ trợ nhiều mặt cho Kiev, từ viện trợ thiết bị quân sự, hợp tác sản xuất thiết bị quân sự chung đến đào tạo nhân lực và tình báo.

Thỏa thuận kéo dài 10 năm còn mở đường cho việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và khối quân sự NATO trong tương lai.

Bên cạnh đó, Tổng thống Emmanuel Macron cũng đã áp dụng quan điểm cứng rắn hơn với Nga, thề rằng Moskva phải bị đánh bại.

Ông không loại trừ khả năng một ngày nào đó quân đội châu Âu có thể phải tới Ukraine, mặc dù đã nói rõ rằng Pháp không có ý định xúi giục hành động thù địch chống lại Nga.

Paris cáo buộc Nga thường xuyên truyền bá thông tin sai lệch. Vào tháng 1 vừa qua, Pháp đã bác bỏ mọi quan điểm cho rằng Paris có lính đánh thuê ở Ukraine, một ngày sau khi các nhà lập pháp Nga thông qua nghị quyết lên án lính đánh thuê Pháp ở đó.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho phản ứng “nhanh như chớp” để làm tràn ngập mạng xã hội và sóng phát thanh bằng lời kêu gọi dư luận bình tĩnh và kiên nhẫn chờ kết quả kiểm phiếu cuối cùng, phòng trường hợp đối thủ Donald Trump tuyên bố chiến thắng sớm, như ông đã làm năm 2020.