Tìm thấy lời nguyền cổ đại hiển thị tên Đức Chúa Trời bằng tiếng Do Thái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà khảo cổ học làm việc ở Bờ Tây cho biết, họ đã phát hiện ra một "tấm bảng lời nguyền" nhỏ bé, chỉ lớn hơn một con tem bưu chính, có khắc những chữ cái cổ ở dạng tiếng Do Thái ban đầu về lời nguyền với Chúa trời.

Tấm bảng ghi lời nguyền bằng tiếng Do Thái có tuổi đời hơn 3.200 năm.
Tấm bảng ghi lời nguyền bằng tiếng Do Thái có tuổi đời hơn 3.200 năm.
Các nhà khảo cổ ước tính " tấm bảng lời nguyền", được làm từ một tờ chì gấp lại và được khắc các ký tự proto-alphabe, có thể ít nhất 3.200 năm tuổi.
Trưởng dự án Scott Stripling, một nhà khảo cổ học và là giám đốc khai quật của Hiệp hội Nghiên cứu Kinh thánh (ABR) có trụ sở tại Mỹ, cho biết, nhóm của ông đã tìm thấy tấm bảng khắc lời nguyền trên Núi Ebal, ngay phía bắc thành phố Nablus, vào tháng 12 Năm 2019.
Thông tin chi tiết về tấm bảng này là một miếng chì gấp lại cao khoảng 2,5cm và rộng 2,5 x 2,5 cm. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ công bố phát hiện mới này trên một tạp chí khảo cổ học vào cuối năm nay.
Bốn mươi chữ cái proto-alphabe, được viết bằng tiếng Do Thái hoặc Canaanite ban đầu trên bề mặt bên ngoài và bên trong của tấm bảng gấp lại, cảnh báo điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không tuân theo giao ước.
"Bị nguyền rủa, bị nguyền rủa, bị nguyền rủa - bị nguyền rủa bởi Đức Chúa Trời Yahweh," dòng chữ viết, sử dụng hình thức ba chữ cái của tên Đức Chúa Trời trong tiếng Do Thái tương ứng với các chữ cái tiếng Anh YHW.
Đống mảnh vỡ, nơi tấm bảng được tìm thấy, dường như là từ cuộc khai quật vào những năm 1980 của Bàn thờ của Joshua trên Núi Ebal, được cho là có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 trước Công nguyên.
Trong một đoạn Kinh thánh, Núi Ebal, ngay phía bắc thành phố Nablus ở Bờ Tây, được cho là một trong những địa điểm đầu tiên ở Canaan mà người Israel cổ đại nhìn thấy.
Theo Sách Phục truyền luật lệ ký trong Kinh thánh tiếng Do Thái, Núi Ebal là một trong những địa điểm đầu tiên ở Canaan được dân Israel cổ đại nhìn thấy từ xa sau khi họ được Moses dẫn ra khỏi vùng hoang dã phía đông.
Nếu có thể xác minh được niên đại, dòng chữ trên tấm bia nguyền rủa sẽ là những chữ sớm nhất của dân Israel cổ đại và sớm hơn vài trăm năm. Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất là bia ký Khirbet Qeiyafa, có niên đại khoảng 10 thế kỷ trước Công nguyên, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Haifa của Israel .
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học khác cho rằng, có rất ít bằng chứng về câu chuyện trong Kinh thánh rằng dân Israel được Moses dẫn đến Canaan; thay vào đó, khảo cổ học cho rằng ít nhất một số người Israel có nguồn gốc từ vùng đất Canaan.
Theo Hà Thu (Live Science/TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.