Tìm lại những anh hùng: Tử thủ trên điểm cao 880

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng tôi về xã Đức Lập, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh hỏi thăm đường về nhà anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vịnh. Các cán bộ xã bảo: 'Anh ấy là Trần Xuân Vinh chứ không phải Vịnh, sách ngày xưa viết nhầm đấy'.

Đánh giáp lá cà

Trong giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp 2 phổ thông do Trưởng ty giáo dục Hà Tĩnh ký ngày 10.3.1974, thì thí sinh Trần Xuân Vinh sinh ngày 15.9.1960. Tuy nhiên, gia phả và các giấy tờ trong quân đội, lại ghi sinh 1957. Anh Vinh nhập ngũ tháng 3.1975. Tháng 2.1977 là tiểu đội trưởng và tháng 3.1978 là trung đội trưởng bộ binh, thuộc Đại đội 10, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 193, Bộ đội địa phương tỉnh Lai Châu.

Di ảnh anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vinh

Di ảnh anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vinh

"Trung đoàn 193 đánh trả quân xâm lược từ những ngày đầu tiên và là đơn vị giữ được các chốt lâu nhất trên toàn tuyến. Thế nhưng ít được nhắc đến", trung tá Lê Khắc Tâm, nguyên Phó chính ủy Trung đoàn 193 kể lại.

Giữa năm 1978, lường trước nguy cơ chiến tranh biên giới phía Bắc, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thành lập mới một số trung đoàn bộ binh, tăng cường cho các tỉnh biên giới phía Bắc. Ngày 26.7.1978, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh thành lập Trung đoàn bộ binh 193 (theo mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 4).

Giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp 2 trường phổ thông (1974) của anh hùng Trần Xuân Vinh

Giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp 2 trường phổ thông (1974) của anh hùng Trần Xuân Vinh

Ngày 27.8.1978, khung trung đoàn hành quân ra thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phú (nay là TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận tân binh của tỉnh Hà Nam Ninh (nay là 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và ngay sau đó hành quân lên H.Phong Thổ, Lai Châu đóng quân, tổ chức huấn luyện. Tháng 1.1979, Quân khu 2 và Bộ Chỉ huy Quân sự Lai Châu lệnh cho trung đoàn triển khai trận địa phòng ngự ở 2 hướng Sìn Hồ và Phong Thổ.

Năm 1990, thực hiện quyết định của Tư lệnh Quân khu 2, Trung đoàn 193 chuyển về sáp nhập với Sư đoàn 316, Quân khu 2.

Ngày 17.2.1979, quân địch ào ạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Ở địa bàn tỉnh Lai Châu, sau khi đã đánh chiếm một số địa bàn quan trọng trên biên giới H.Phong Thổ, địch tập trung chiếm ngã ba Pa So để phát triển vào thị trấn Phong Thổ.

Điểm cao 880

Điểm cao 880

Ngay khi tiến vào thị trấn, chúng đã bị đánh chặn quyết liệt, đặc biệt là ở điểm cao 880, xã Mường So, H.Sìn Hồ, Lai Châu (hiện nay là đồi trồng cây phía tây bắc cầu Pa So, thuộc thị trấn Phong Thổ, Lai Châu).

Sáng 28.2.1979, cả tiểu đoàn bộ binh địch có pháo binh yểm trợ, đánh phá cho bằng được chốt 880. Đối mặt với lực lượng địch đông gấp 20 lần, Trung đội 2 (Đại đội 10, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 193) chỉ có 27 chiến sĩ, dưới sự chỉ huy của chuẩn úy - trung đội trưởng Trần Xuân Vinh đã kiên cường đánh trả, giành giật quyết liệt từng mét đất, từng đoạn chiến hào, đánh lui 20 đợt tấn công của địch.

Chiều 28.2, đơn vị tiếp tục chiến đấu giáp lá cà và chuẩn úy Trần Xuân Vinh anh dũng hy sinh, sau khi đã đánh bật cả tiểu đoàn địch xuống chân đồi.

PV Thanh Niên và cán bộ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh thắp hương liệt sĩ Trần Xuân Vinh

PV Thanh Niên và cán bộ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh thắp hương liệt sĩ Trần Xuân Vinh

Điểm cao 880

Đại úy Ngô Sỹ Lượng (nguyên Trợ lý thanh niên, Trung đoàn 193, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu; hiện đang nghỉ hưu sống tại TX.Thái Hòa, Nghệ An) kể: Thời điểm ấy tôi là Trung đội trưởng Trung đội 1. Anh Vinh chỉ huy Trung đội 2, đóng trên điểm cao 880 vừa phòng ngự, vừa bảo vệ đài quan sát trung đoàn và hầu hết hy sinh.

Người còn sống, cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng nhớ lại: "Điểm cao 880, núi thì toàn đá. Đào suốt đêm mới được một cái hàm ếch, chui vào thì mông vẫn ở ngoài".

Tặng quà của Báo Thanh Niên cho thân nhân liệt sĩ Trần Xuân Vinh

Tặng quà của Báo Thanh Niên cho thân nhân liệt sĩ Trần Xuân Vinh

PV Thanh Niên trò chuyện với thân nhân anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vinh

PV Thanh Niên trò chuyện với thân nhân anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vinh

Liệt sĩ Nguyễn Xuân Vinh hy sinh, gia đình không có ảnh thờ. Phải lấy hình em trai ngày xưa ra vẽ theo nét hao hao giống. Biết chuyện này, Phó chính ủy Trung đoàn 193 Lê Khắc Tâm phải kêu gọi trong nhóm hoạt động đơn vị: "Ai có chụp hình với Vinh thì gửi, để thuê thợ vẽ, tặng gia đình làm ảnh thờ".

Tháng 7.2023, nhân họp mặt kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn 193 tại Cửa Lò (Nghệ An), các cựu chiến binh Trung đoàn 193 đã về Đức Thọ (Hà Tĩnh) thăm gia đình anh Vinh và tặng ảnh thờ mới.

Phần mộ liệt sĩ Trần Xuân Vinh tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lai Châu

Phần mộ liệt sĩ Trần Xuân Vinh tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lai Châu

Phần mộ của của anh hùng - liệt sĩ Trần Xuân Vinh đã được đưa về Nghĩa trang liệt sĩ H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) từ tháng 8.1994. Tuy nhiên, ở Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lai Châu, ngôi mộ của anh vẫn được giữ nguyên, thông tin trên bia mộ ghi bình thường, không có chữ "Anh hùng lực lượng vũ trang", giữa các phần mộ đồng đội đã ngã xuống…

Từ kế toán trở thành công binh

Chúng tôi lên Điện Biên, ngược lên xã Noong Luống của H.Điện Biên tìm vào UBND xã để hỏi đường đến nhà anh hùng Tòng Văn Kim. Chị Nguyễn Thị Liễu (Chủ tịch Hội phụ nữ) chia sẻ: Bác Kim mất từ năm 2018, hoàn cảnh gia đình rất tội nghiệp, con cái ở nhà làm ruộng, vất vả…

Anh hùng Tòng Văn Kim (sinh 1956, dân tộc Thái, ở xã Noong Luống, H.Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Khi tuyên dương anh hùng là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Lai Châu.

Tài liệu của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ghi lại: Năm 1972, Tòng Văn Kim tham gia thanh niên xung phong. Năm 1975, ông hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương và được bầu làm kế toán đội sản xuất.

Tìm lại những anh hùng: Tử thủ trên điểm cao 880 ảnh 8

Danh hiệu anh hùng của chiến sĩ Tòng Văn Kim

Tháng 5.1977, Tòng Văn Kim nhập ngũ vào công an vũ trang. Sau khóa huấn luyện, được điều về phân đội công binh, thuộc Ban tham mưu Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Ngày 4.2.1979, Tòng Văn Kim lên Đồn 33 (nay là Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, đóng tại xã Ma Ly Pho, H.Phong Thổ), chuẩn bị trận địa chiến đấu bảo vệ biên giới.

Sáng 17.2.1979, khi quân xâm lược ồ ạt tấn công qua biên giới, Tòng Văn Kim được giao nhiệm vụ chỉ huy tổ 6 người, vận động gấp từ đồn lên Trạm công an vũ trang Ma Lù Thàng phối hợp chặn đánh địch. Tận dụng địa hình và trận địa vững chắc, Tòng Văn Kim chỉ huy tổ, phối hợp đơn vị chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Anh nuôi gan dạ

Anh hùng Lừu A Phừ sinh năm 1950, dân tộc Mông, quê ở xã Tà Phình, H.Sìn Hồ, Lai Châu. Khi được tuyên dương anh hùng là chuẩn úy, tiểu đội trưởng nuôi quân Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu (nay là Đồn biên phòng Sì Lờ Lầu, Bộ đội Biên phòng Lai Châu).

Lừu A Phừ nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang, từng làm nhiệm vụ quay máy phát vô tuyến điện; tham gia khảo sát biên giới, vượt qua mọi khó khăn, ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Anh hùng Lừu A Phừ (giữa) với cán bộ Đồn biên phòng Hua Bum (Bộ đội Biên phòng Lai Châu)

Anh hùng Lừu A Phừ (giữa) với cán bộ Đồn biên phòng Hua Bum (Bộ đội Biên phòng Lai Châu)

Làm chiến sĩ nuôi quân, Lừu A Phừ tận tụy tìm rau, kiếm măng rừng, săn bắn, đảm bảo đủ thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Ông còn tranh thủ thời gian được nghỉ để chăn nuôi gà, lợn cho đơn vị.

Sáng 17.2.1979, quân xâm lược ồ ạt tràn sang đánh chiếm Đồn 1 (nay là Đồn biên phòng Sì Lờ Lầu, Bộ đội Biên phòng Lai Châu). Lừu A Phừ đã chỉ huy tổ chốt giữ điểm cao, đẩy lùi nhiều đợt tấn công.

Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, cả tổ hy sinh gần hết, bản thân bị thương ở tay và mặt, nhưng Lừu A Phừ vẫn cơ động chiến đấu, giữ trận địa. Được lệnh rút, Lừu A Phừ dẫn đường và cố gắng đưa hết thương binh về nơi an toàn. Ngày 19.12.1979, Lừu A Phừ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trinh sát viên biết nhiều tiếng đồng bào

Anh hùng Tào Văn Tem sinh 1956, dân tộc Thái, quê ở xã Chà Tớ, H.Mường Lay, Lai Châu (nay là xã Chà Tở, H.Nậm Pồ, Điện Biên). Khi được tuyên dương anh hùng là thượng sĩ, trinh sát viên, Đồn 1, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu (nay là Đồn biên phòng Sì Lờ Lầu, Bộ đội Biên phòng Lai Châu).

Là trinh sát viên của đồn, Tào Văn Tem tích cực bám địa bàn, bám dân, vừa công tác tốt, vừa tự học được tiếng nói của các dân tộc: Mông, Hà Nhì, Dao, Quan Hỏa, và xây dựng được nhiều cơ sở.

Tìm lại những anh hùng: Tử thủ trên điểm cao 880 ảnh 10

Anh hùng Tào Văn Tem

Luôn luôn chủ động nắm chắc tình hình, ông đã góp phần cùng đơn vị và chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn phụ trách. Khi quân xâm lược tràn sang đánh chiếm địa bàn đồn phụ trách, ông đã kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức cho người dân sơ tán. Bản thân tích cực tham gia hướng dẫn, bảo vệ cho dân sơ tán an toàn.

Được giao chỉ huy một tổ chiến đấu chặn địch, Tào Văn Tem vừa mưu trí chỉ huy, vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.