Tìm giải pháp phát triển nghề mộc ở Hải Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo báo cáo của UBND huyện Đak Đoa, xã Hải Yang hiện có 66 cơ sở kinh doanh mua bán đồ dùng nội thất, sản xuất, chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng. Trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp và 2 hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; còn lại 63 cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thực tế này đòi hỏi cần có giải pháp cụ thể để phát triển bền vững nghề mộc ở Hải Yang.

Ông Lưu Văn Tuấn (thôn 1) cho biết: Xóm làm nghề mộc hình thành tự phát khoảng 4-5 năm nay, phần lớn chưa được cấp giấy phép kinh doanh. Nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Bắc và nước ngoài. Hầu hết nguyên liệu đều có giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước chưa cho phép đầu tư máy móc cưa xẻ gỗ gần cửa rừng dẫn đến các hộ mua gỗ từ các tỉnh phía Bắc vận chuyển vào chi phí rất cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra khu vực dự kiến thành lập khu sản xuất tập trung tại Hải Yang giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra khu vực dự kiến thành lập khu sản xuất tập trung tại Hải Yang giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn ông Trần Hùng Vương (cùng thôn) thì cho hay: Hầu hết các xưởng đều mong muốn Nhà nước tạo điều kiện cho đặt cưa CD vì đa số gỗ nhập khẩu nếu xẻ từ ngoài Bắc hoặc vận chuyển vào Gia Lai giá thành sản phẩm sẽ tăng mà lại không phù hợp với kích cỡ theo yêu cầu khách hàng. Hơn nữa, việc xẻ gỗ sẵn sẽ không tận dụng hết nguyên liệu dẫn đến lãng phí. “Phần lớn các cơ sở đều muốn vào cơ sở tập trung để đảm bảo môi trường và thành lập làng nghề để tiến tới xây dựng thương hiệu, sản phẩm sẽ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường”-ông Vương chia sẻ.

Theo Công văn số 2254/UBND-NL ngày 20-6-2017 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý các cơ sở chế biến, mua gỗ trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến, mua bán gỗ cho hộ kinh doanh, hợp tác xã theo quy định và theo các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP; Kết luận số 59-KL/TU của Tỉnh ủy. Trong quá trình giải quyết hồ sơ cấp mới lưu ý cơ sở chế biến gỗ phải nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung và có nguồn gốc gỗ hợp pháp. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn của huyện Đak Đoa không có cơ sở để cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã và cho hộ gia đình, cá nhân.

Để thuận lợi trong theo dõi, quản lý các cơ sở mua bán, chế biến gỗ gia công mộc dân dụng trên địa bàn huyện và tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động, ngày 19-4-2021, UBND huyện Đak Đoa đã ban hành Quyết định số 764/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thành lập khu sản xuất tập trung xã Hải Yang giai đoạn 2021-2025 với quy mô 22 ha.

Đến ngày 5-5-2023, UBND huyện có Công văn số 103/TTr-UBND gửi Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị thống nhất thu hồi một phần diện tích đất khoảng 10,84 ha của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa giao về cho địa phương quản lý triển khai khu sản xuất tập trung xã Hải Yang. Ngày 5-6, UBND huyện Đak Đoa tiếp tục có Công văn số 1522/UBND-NL gửi Sở Nông nghiệp và PTNT cung cấp thông tin diện tích đất đề nghị thu hồi của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa giao về cho địa phương quản lý triển khai quy hoạch.

Gỗ có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Diệp

Gỗ có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo xã Hải Yang tuyên truyền, vận động 29 hộ dân đang lấn chiếm 4/22 ha do xã quản lý trả lại đất để triển khai quy hoạch. Mới đây, UBND huyện Đak Đoa cũng đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, hướng dẫn huyện trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán, chế biến gỗ có nguồn gốc hợp pháp tại xã Hải Yang hoặc có ý kiến chỉ đạo để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Trong chuyến khảo sát thực tế mới đây tại xã Hải Yang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cho rằng: Các cơ sở trên địa bàn xã Hải Yang đã tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập do chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Bên cạnh đó, các xưởng chế biến còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

“Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT cần rà soát các quy định của pháp luật, tham mưu UBND tỉnh thay đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, rà soát cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, hướng dẫn huyện Đak Đoa và xã Hải Yang làm hồ sơ, thủ tục đăng ký theo quy định. Sở Công thương rà soát, tìm hiểu các quy định của Nhà nước về việc hướng dẫn hình thành các cụm làng nghề, trước mắt cho xã Hải Yang về lâu dài nhân rộng sang các địa phương khác”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.