Tìm giải pháp khôi phục sản xuất cà phê, hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khôi phục sản xuất cây trồng sau hạn hán, tìm biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu và cà phê khi bước vào giai đoạn chuyển mùa… đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm tại diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp khôi phục sản xuất cà phê, hồ tiêu sau hạn hán kéo dài ở khu vực Tây Nguyên” do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức.

Diễn đàn thu hút hơn 400 đại biểu và nông dân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên với mong muốn tìm ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả để khôi phục sản xuất các loại cây trồng chủ lực sau cơn đại hạn vừa qua.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đợt hạn hán lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Toàn vùng có 110.766 ha cây trồng thiếu nước tưới, trong đó diện tích mất trắng là 7.589 ha, tập trung chủ yếu vào các loại cây chủ lực như: cà phê, hồ tiêu… Riêng tỉnh Gia Lai có 618 ha cà phê và hồ tiêu bị mất trắng do hạn hán (cà phê 399 ha, hồ tiêu 218 ha) tại các huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai và Chư Pưh. Giờ đây, hạn hán đã qua, mưa xuất hiện ngày càng nhiều nhưng người dân vẫn đang loay hoay tìm giải pháp khôi phục vườn cây bị ảnh hưởng, tìm biện pháp phòng-trừ các loại dịch bệnh gây hại trên cây trồng.

 

Mô hình tưới nước nhỏ giọt trên cây hồ tiêu được nhiều đại biểu quan tâm. Ảnh: N.D
Mô hình tưới nước nhỏ giọt trên cây hồ tiêu được nhiều đại biểu quan tâm. Ảnh: N.D

Ông Vũ Văn Sáng (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) cho biết: “Dịch bệnh gây hại trên cây tiêu là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm. Mỗi khi bước vào mùa mưa, các loại bệnh trên cây hồ tiêu dễ xuất hiện, gây nhiều thiệt hại. Trong cơn đại hạn vừa qua, 2.000 trụ tiêu của gia đình không bị ảnh hưởng nặng như những hộ gia đình khác, nhưng tôi tham gia hội thảo lần này với mong muốn học hỏi cách phòng trừ các loại bệnh cho vườn tiêu của mình, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm. Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào phòng-trừ hữu hiệu căn bệnh này”.

Trong khi đó, ông Puih Ing (làng Preng 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: “Hạn hán khiến vườn cà phê nhà tôi có hơn 500 gốc bị khô cháy hoặc thiếu nước tưới; một số xuất hiện các loại bệnh như: rệp sáp, rỉ sắt... Tây Nguyên đang bắt đầu vào mùa mưa nên tôi rất muốn được các chuyên gia tư vấn cách khôi phục vườn cà phê”.

Đề cập vấn đề phục hồi cây trồng sau hạn, Tiến sĩ Trương Hồng-Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Đối với những vườn cà phê bị thiệt hại nặng như lá cành bị khô, không có khả năng thu hoạch thì phải cưa đốn phục hồi hoặc phải đốn ghép cải tạo lại. Đối với vườn cà phê dưới 20 năm tuổi năng suất thấp do giống không đảm bảo thì thay thế các giống mới tốt hơn.

Những vườn cà phê trước đây cho năng suất cao (4-5 tấn nhân/ha) thì tiến hành cưa đốn, phục hồi tái tạo lại hệ thống thân cành mới. Cũng theo ông Hồng, với cây trồng bị ảnh hưởng nhẹ thì duy trì chế độ chăm sóc bằng cách cắt bỏ cành khô, rụng lá giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành mang quả. Thường xuyên bón phân cho cây và chia nhỏ thành nhiều lần để giúp cây sử dụng dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh, có phương pháp ngăn chặn kịp thời, nhất là bệnh rệp sáp gây hại quả vào đầu mùa mưa.

Về biện pháp phòng-chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu, Thạc sĩ Lê Thu Hiền-Viện Bảo vệ Thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) khuyến cáo: Sau hạn hán, cây hồ tiêu bị suy kiệt, nhất là bộ rễ dẫn đến khả năng nhiễm bệnh khá cao. Chính vì vậy, vấn đề cần làm lúc này là khôi phục lại bộ rễ cho cây. Cách tốt nhất là không dùng phân hóa học mà là phân chuồng và một số chế phẩm sinh học có lợi như Trichoderma nhằm kích thích bộ rễ phát triển, góp phần giảm thiểu bệnh chết nhanh, chết chậm.

Tây Nguyên đã có mưa, công việc cấp thiết nhất hiện nay của nông dân là khẩn trương khôi phục lại sản xuất, đặc biệt là chăm sóc lại 2 loại cây trồng chủ lực. Bởi đây là những cây trồng hiệu quả kinh cao, giá trị đầu tư sản xuất lớn cần khôi phục để đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Diệp Tấn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.