Tìm đảo ở… Côn Đảo: Đã tu sửa 3 điểm mốc cơ sở lãnh hải Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong tổng số 11 điểm cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ Thổ Chu (Kiên Giang) đến Cồn Cỏ (Quảng Trị), H.Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) có 3 điểm ở các hòn Tài Lớn, Bông Lang, Bảy Cạnh.

Giữa năm 2023, Thanh Niên có loạt bài phản ánh tình trạng xuống cấp, hư hỏng ở 3 điểm mốc cơ sở này. Ngay sau đó, Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý VN (Bộ Tài Nguyên - Môi trường) đã triển khai sửa chữa. Tuy nhiên, 3 cột mốc trên biển Côn Đảo này vẫn ít người biết đến.

Từ cảng tàu khách nằm trên đường Tôn Đức Thắng (trung tâm H.Côn Đảo), chúng tôi thuê thuyền chạy ra Hòn Tài Lớn, nơi đặt mốc cơ sở và mốc định hướng A3 (điểm cơ sở A3 theo tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trên vùng biển VN). Do biển động, chiếc thuyền loay hoay 15 phút mới ghé được mũi vào bờ đá để chúng tôi nhảy lên.

Điểm mốc cơ sở A3 trên Hòn Tài Lớn, tháng 4.2023

Điểm mốc cơ sở A3 trên Hòn Tài Lớn, tháng 4.2023

Hát quốc ca bên điểm mốc A3, tháng 5.2024

Hát quốc ca bên điểm mốc A3, tháng 5.2024

Mặt trống đồng phía đông của mốc A3 ghi các quần đảo của Việt Nam, tháng 5.2024

Mặt trống đồng phía đông của mốc A3 ghi các quần đảo của Việt Nam, tháng 5.2024

Khác với cảnh xuống cấp giữa năm 2023, nay điểm mốc A3 đã được gắn lại chữ, ốp đá hình quốc kỳ và biểu tượng trống đồng ở 4 mặt dưới của điểm mốc. Đặc biệt, trên mặt trống đồng phía đông, cạnh hình chữ S có ghi thêm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc.

Rời Hòn Tài Lớn, thuyền chạy sang Hòn Bông Lang để lên thăm mốc cắm tại điểm A4. Điểm mốc này cũng đã được tu sửa nghiêm túc, các biểu tượng trống đồng được gắn lại, tuy nhiên mặt chính không có các quần đảo như mốc A3.

Mốc cơ sở A4 trên Hòn Bông Lang, tháng 4.2023

Mốc cơ sở A4 trên Hòn Bông Lang, tháng 4.2023

Các bạn trẻ sống và làm việc tại Côn Đảo thực hiện nghi thức chào cờ cạnh mốc cơ sở A4, tháng 5.2024

Các bạn trẻ sống và làm việc tại Côn Đảo thực hiện nghi thức chào cờ cạnh mốc cơ sở A4, tháng 5.2024

Mốc cơ sở A4 nhìn từ mặt biển, tháng 5.2024

Mốc cơ sở A4 nhìn từ mặt biển, tháng 5.2024

Địa điểm cuối cùng là điểm mốc A5 nằm ở Hòn Bảy Cạnh, rất khó tiếp cận và phải rất cố gắng, cẩn trọng mới nhảy lên được bờ đá. Điểm A5 cũng đã được tu sửa, đầy đủ thông tin và có ghi chú thời gian hoàn thành ngày 7.10.2023.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Hoàng Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý VN, cho biết: Ngay sau khi Thanh Niên phản ánh hiện trạng hư hỏng ở các điểm mốc cơ sở (đặc biệt là mốc A3, A4, A5 tại Côn Đảo), Cục đã tiến hành sửa chữa, tu sửa, phục hồi nguyên trạng.

Mốc cơ sở A5, tháng 4.2023

Mốc cơ sở A5, tháng 4.2023

Mốc cơ sở A5 đã được tu sửa, tháng 5.2024

Mốc cơ sở A5 đã được tu sửa, tháng 5.2024

Các mốc cơ sở đặt tại Côn Đảo đang là điểm check in của du khách

Các mốc cơ sở đặt tại Côn Đảo đang là điểm check in của du khách

"Mặc dù thời điểm cuối năm sóng to gió lớn, rất khó khăn cho việc vận chuyển trang thiết bị, vật tư vật liệu… nhưng chúng tôi và đơn vị thi công vẫn quyết tâm sửa chữa. Rất cảm ơn Báo Thanh Niên đã thông tin", Cục trưởng Lâm nói.

Có thể bạn quan tâm

Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

“Đến giờ tôi vẫn tự hào mình là người ngành điện, để được sống, làm việc và cống hiến cho hành trình gìn giữ nguồn điện trên khắp chiều dài đất nước. Cái duyên với đường dây 500kV và những kỷ niệm về nó sẽ theo tôi suốt đời”, ông Trần Khương Tâm - cán bộ Điện lực Thừa Thiên - Huế, chia sẻ.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bút danh 'Hạ sĩ Trường Sơn'

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bút danh 'Hạ sĩ Trường Sơn'

No thành Phật, thành Tiên, đói thành ma, thành quỷ. Đánh có thắng được giặc, dân mới no, mới ấm, quân mới hùng, mới mạnh. Giữ được mùa màng, thì dân, quân mới tạm đủ ăn no để thắng giặc và xây dựng lực lượng hùng hậu. Trung tâm công tác của ta là đó. Trung tâm tư tưởng cụ thể của ta là đó.
Trăm năm vó ngựa thị thành: Lò ngựa lẫy lừng

Trăm năm vó ngựa thị thành: Lò ngựa lẫy lừng

Miền Nam có nhiều nơi nuôi ngựa, nhưng nơi tập trung đông nhất, sản sinh nhiều chiến mã nhất là H.Đức Hòa, Long An. Thời cực thịnh, Sài Gòn và các tỉnh lân cận có đến 4.000 con ngựa, trong đó khoảng 1.200 con tham gia đua thì ngựa từ những lò ở H.Đức Hòa, Long An luôn chiếm đa số.
Nỗi buồn làng chiếu

Nỗi buồn làng chiếu

Từng suy rồi thịnh, từng có cả trăm hộ làm nghề nhưng rồi bây giờ khung dệt bụi phủ, tay người chênh chao. Nỗi niềm của làng chiếu chẳng mấy người thấu tỏ khi chỉ duy nhất một bà lão còn dệt chiếu, nhưng cũng đầy chông chênh.
Biên cương hữu nghị: Nghĩa tình La Lay

Biên cương hữu nghị: Nghĩa tình La Lay

Đường biên có thể phân chia lãnh thổ 2 nước Việt - Lào nhưng không hề làm lòng người xa cách. Ở La Lay, vùng đất biên cương của Quảng Trị giáp với nước bạn Lào, là một nơi như vậy, nhất là khi có bóng dáng của những người lính biên phòng đồn trú.