Tiếp tục xóa bỏ "quyền anh, quyền tôi", cắt giảm thủ tục hành chính

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hơn 50% thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành... đã được cắt giảm trong 5 năm qua, tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục cắt giảm.

CIEM cho rằng, thủ tục hành chính cần tiếp tục được cải cách. Ảnh: Vũ Long
CIEM cho rằng, thủ tục hành chính cần tiếp tục được cải cách. Ảnh: Vũ Long


Còn nhiều dư địa để cải cách hành chính

Mới đây, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân do ông Trương Gia Bình - Trưởng ban ký, đã nêu dẫn chứng về bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.

Qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, các vấn đề bất cập hiện đang nằm cả ở khâu quy định lẫn thực thi, thậm chí vẫn còn có yếu tố “lạm dụng quy định để gây khó” hoặc sự cứng nhắc trong quá trình xử lý thủ tục hành chính, đẩy rủi ro cho doanh nghiệp.

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mặc dù trong 5 năm qua, hàng nghìn thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm, đơn giản hóa, nhưng dư địa để tiếp tục thực hiện vẫn còn rất nhiều.

Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), cho rằng, hơn 50% số đăng ký kinh doanh có quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt giảm. Công tác cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành thời gian qua cũng đạt được nhiều kết quả.

Cụ thể, quá trình cải cách đã giảm được trên 12.600 mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành, từ khoảng 82.698 mặt hàng (năm 2015) xuống còn 70.087 mặt hàng (hiện nay); tỉ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4% lĩnh vực; trên nhiều lĩnh vực, các quy định về kiểm tra chuyên ngành đang từng bước áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, miễn kiểm tra);

Hầu hết các thủ tục về quản lý chất lượng được chuyển sang giai đoạn sau thông quan, thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện thủ kiểm tra chuyên ngành đã được rút ngắn đáng kể...

Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng, môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản, ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn… hạn chế về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số, dọn dẹp "rừng thủ tục", xóa bỏ cài cắm lợi ích

 

 Cắt giảm tủ tục hành chính sẽ tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển. Ảnh: Vũ Long
Cắt giảm tủ tục hành chính sẽ tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển. Ảnh: Vũ Long



Nói về vấn đề thực chất của cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, con số 60% thủ tục được cắt giảm chỉ là trên giấy tờ, còn thực tế chỉ cắt giảm được khoảng 30-40% và trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh cần phải tiếp tục thực hiện và "phải thực chất, chứ đừng nói suông”.

Đánh giá về việc tiếp tục cải cách hành chính trong năm 2021, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng CIEM), cho rằng: Thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định số 749 đã được Chính phủ nêu rõ tại Nghị quyết 02 lần này là yêu cầu rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đánh giá, dịch bệnh đã làm tăng sức ép, đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, số hoá của doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo, kinh tế số sẽ góp phần giảm thủ tục hành chính, xóa cài cắm lợi ích cá nhân, "quyền anh, quyền tôi" trong quá trình thực hiện.


 Theo đánh giá của Tổ Công tác của Thủ tướng, đến nay, có 1.501 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đã được các bộ, cơ quan xử lý và 6.776 trong số 9.926 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, 3.893 trong số 6.191 điều kiện kinh doanh không cần thiết đã được cắt giảm, giúp tiết kiệm cho người dân, xã hội 18 triệu ngày công/năm, tương đương 6.300 tỉ đồng/năm.


https://laodong.vn/kinh-te/tiep-tuc-xoa-bo-quyen-anh-quyen-toi-cat-giam-thu-tuc-hanh-chinh-881985.ldo



Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.