Tiếp nhận tài liệu chủ quyền Trường Sa-Hoàng Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 1-2, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận bộ sưu tập bản đồ và một số tài liệu liên quan khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Bộ sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại, 10 tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Nhật Bản do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn (Hà Nội) hiến tặng.

 

Nhà sưu tập Trần Mạnh Tuấn hiến tặng bản đồ cho đại diện của bảo tàng lịch sử quốc gia.
Nhà sưu tập Trần Mạnh Tuấn hiến tặng bản đồ cho đại diện của bảo tàng lịch sử quốc gia.

Ông Trần Mạnh Tuấn vốn là một chiến sỹ biên phòng, nay là nhà sưu tập tư nhân; đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc để sưu tầm nhiều tài liệu, hiện vật quý giá liên quan đến biển đảo Việt Nam. Hiến tặng bộ sưu tập cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông mong muốn có thể phát huy tốt nhất giá trị của bộ sưu tập, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức xã hội về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia khẳng định: Bộ sưu tập của ông Trần Mạnh Tuấn là những tài liệu quý; cùng với những tư liệu, hiện vật khác góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Bảo tàng sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học, tiếp tục giám định tư liệu và sẽ trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng bộ sưu tập này.

Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng chính thức công bố 11 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 1-10-2012. Theo Quyết định này, 11 bảo vật quốc gia được công nhận mà Bảo tàng đang lưu giữ gồm có: trống đồng Ngọc Lũ; trống đồng Hoàng Hạ; thạp đồng Đào Thịnh; tượng hai người cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ, thuộc nền Văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 2500 năm; ấn đồng Môn Hạ Sảnh, thời Trần (năm 1377); bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, thời Lê Sơ (thế kỷ 15); trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (năm 1800). Tiếp đó là các tác phẩm và di bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sách "Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927; "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) năm 1942-1943 và Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946.

11 bảo vật quốc gia được công nhận trên đây góp phần khẳng định tinh hoa của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, phong phú đa dạng và giàu bản sắc. Mỗi bảo vật là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ gửi tới hiện tại và tương lai...

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng tài sản vô giá với trên 200.000 đơn vị hiện vật, gồm nhiều sưu tập hiện vật đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình, có niên đại kéo dài từ thời nguyên thủy đến ngày nay, trong đó nhiều hiện vật có giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quý hiếm.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.