Tiếng ve

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhớ hồi nhỏ, khi học bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của La Fontaine, tôi rất ghét cái tính của ve: lười biếng, chẳng biết lo xa, suốt ngày chỉ rong chơi ca hát. Cách hiểu ấy theo tôi mãi cho đến một ngày tự hỏi: Nếu không có điệu nhạc ve thì mùa hè có nên thơ trong ánh nắng chói chang gay gắt? Mùa hè nôn nao xao xuyến lòng người có lẽ nhờ sự góp vào của điệu nhạc hoang sơ đó.
Mới tiết Thanh minh mà ve đã kêu ran trong nắng. Tiếng ve rộn ràng báo hiệu hè sang. Theo thói quen, chân bước đi không mảy may suy nghĩ, tôi rẽ vào một ngôi trường. Tiếng ve trên hai hàng cây của lối vào ngân lên như biết có người lạ đến. Âm thanh rền rĩ trên nền lá xanh rung rinh theo gió nhẹ. Chưa nghỉ hè nhưng sân trường vắng ngắt? Những dãy phòng học cửa đóng kín mít, hành lang dài hun hút, lớp học trống trơn. Đâu rồi những mái đầu xanh, những nụ cười tươi thắm? Tiếng ve làm cho lòng người chùng lại, đầy ắp suy tư. Trường học mùa Covid-19!
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Tầm này bao năm học trước, áo trắng tung tăng khắp sân trường, tiếng cười tuổi hoa hòa trong tiếng nhạc ve. Âm thanh đó thức gọi hoa phượng sân trường, đi vào tuổi học trò mộng mơ với nhiều kỷ niệm. Cánh mỏng ve sầu, cánh phượng hồng ép chung trang lưu bút. Có học sinh nam bắt con ve sống để bên tai bạn nữ, bất ngờ ve kêu vang, bạn giật mình ré lên, cả nhóm được một phen cười thích thú. Cùng với trò nghịch ngợm là những cuộc “tranh luận” không đầu không đuôi của đám trẻ về ve. Nhờ thế mà tôi mới biết phần lớn vòng đời của nó là ấu trùng ở sâu trong bùn đất, thoát xác đau đớn thành ve sầu với “tuổi thọ” ngắn hơn nhiều lần. Và chỉ có ve sầu đực mới biết ca, lạ hơn nữa là tiếng hát phát ra từ hai cái “loa” nơi lồng ngực. Bụng rỗng nên khuếch đại âm thanh càng to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Thật là một loài côn trùng lạ lùng!
Tiếng ve đưa tôi đi trong dòng tâm tưởng miên man. Đường phố mùa Covid-19 người thưa thớt, tiếng ồn ào, bụi khói của xe cộ giảm hẳn. Trên vỉa hè giờ chỉ có bóng cây, chẳng còn hàng quán gì. Người đi đường cảm nhận rõ mồn một thanh âm phát ra từ đàn ve, tấu lên khúc dạo đầu mùa hạ. Dường như điệu ve cũng hưởng ứng thông điệp “sống chậm”, nhắn nhủ mọi người hãy “ở yên” để đủ bình tĩnh, tự tin vượt qua những ngày tháng khó khăn này!
PHAN VĂN THIÊN 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.