Tiếng đàn goong dưới chân núi “Kông Hoa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tựa vào bậu cửa nhà sàn, ông Đinh Grêng (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) dạo một khúc đàn goong rồi cất giọng hát bài dân ca “Buôn làng ấm no”. Tiếng hát hòa với tiếng đàn như lời tự tình với mùa xuân dưới chân núi “Kông Hoa”.

Nghệ nhân đa tài

Ở vào độ tuổi đã ăn cơm mới hơn 60 mùa lúa rẫy, ông Grêng cho biết nếu không thường xuyên chơi đàn, những ngón tay sẽ mất đi sự mềm mại. Vậy nên hễ rảnh rỗi, ông thường mang đàn goong ra dạo vài khúc tâm tình. Nói đoạn, ông tiếp tục dạo một khúc nhạc trên cây đàn do chính tay mình làm hơn 10 năm trước, rồi hát bài dân ca về tình yêu đôi lứa.

Bài hát là lời dặn dò của chàng trai với người con gái đeo chuỗi cườm không được làm mất, bởi đó là biểu tượng, là tín vật của tình yêu. Có phải tại mùa xuân hay vì ngón đàn điêu luyện cùng giai điệu da diết của bài hát mà người nghe như sống trong tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ.

nghe-nhan-ding-greng-bia-phai-ben-cay-dan-goong.jpg
Nghệ nhân Đing Grêng (bìa phải) bên cây đàn goong. Ảnh: H.N

Cũng như nhiều chàng trai Bahnar thường mượn “cây đàn tình yêu” thổ lộ với người con gái mình thầm thương trộm nhớ, ông Grêng sớm biết chơi đàn goong. Ông còn là một trong số ít người biết chế tác đàn goong và thuộc rất nhiều bài dân ca cổ. Cũng nhờ cái tài ấy mà nhiều lần ông đại diện cho dân làng Stơr đi biểu diễn ở các sự kiện văn hóa ở Hà Nội, của tỉnh, của huyện.

“Những bài dân ca phản ánh chân thật cuộc sống của bà con, buôn làng mình. Mình có cơ hội đi nhiều nơi nên muốn giới thiệu truyền thống văn hóa trên quê hương Anh hùng Núp qua tiếng đàn goong, qua các bài dân ca”-ông Grêng chia sẻ.

Sự hiểu biết của nghệ nhân Đinh Grêng về các lĩnh vực khác của đời sống cũng vô cùng phong phú và sâu sắc. Ông am hiểu các lễ hội truyền thống của người Bahnar như lễ mừng nhà rông mới, lễ tỉa lúa đầu năm, lễ ăn lúa mới, lễ ăn trâu mừng chiến thắng, lễ bỏ mả…

Ông thường xuyên tham gia tái hiện các lễ hội phục vụ du khách. Với khả năng kể chuyện, ông còn góp sức phát triển du lịch cộng đồng làng Stơr trong vai trò là người hướng dẫn du khách trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa.

nghe-nhan-dinh-greng-thu-3-tu-trai-qua-tham-gia-tai-hien-nhieu-le-hoi-de-phuc-vu-khach-du-lich-khi-den-tham-quan-lang-khang-chien-stor.jpg
Nghệ nhân Đinh Grêng (thứ 3 từ trái qua) tham gia tái hiện nhiều lễ hội để phục vụ khách du lịch khi đến tham quan làng kháng chiến Stơr. Ảnh: H.N

Là thế hệ trẻ của làng Stơr, đồng thời là công chức Văn hóa-Xã hội xã Tơ Tung, anh Đinh Mỡi dành sự trân trọng trước sự đóng góp của nghệ nhân Grêng: “Ông là người nghệ sĩ đa tài, chơi được đàn goong, cồng chiêng, hát dân ca, biết đan lát, am hiểu phong tục, văn hóa truyền thống Bahnar, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động của làng.

Hầu như không hoạt động văn hóa nào thiếu vắng sự tham gia của ông. Đặc biệt, từ khi làng Stơr có chủ trương phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, ông luôn đem sự hiểu biết phong phú của mình tham gia các hoạt động phục vụ khách, truyền dạy cho thế hệ kế cận. Tình yêu văn hóa dân tộc và sự nhiệt tình của ông tác động mạnh mẽ đến những người trẻ trong làng”.

Tự hào là con cháu bok Núp

Nghệ nhân Đinh Grêng đúc kết một cách giản dị: “Mình và bà con làng Stơr chỉ thừa hưởng và phát huy vốn quý văn hóa, tinh thần yêu nước, yêu buôn làng của cha ông, của bok Núp”.

Theo nghệ nhân Grêng, Anh hùng Núp có sức ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong cộng đồng người dân sở tại. Câu chuyện bok Núp tiên phong đánh Pháp, là người đầu tiên của làng được xuất ngoại và gặp lãnh tụ thế giới, gặp Bác Hồ... được kể đi kể lại nhiều lần và trở thành niềm tự hào của tất cả người dân Stơr.

Ông Grêng nhớ như in không khí mỗi lần bok Núp về làng: “Đó là những lần làng vui như hội. Ông về vừa tới đầu làng thì người dân đã gọi nhau mang rượu cần ra nhà rông chung vui. Không khí đầm ấm, sum vầy ấy sau ngày ông mất làm nhiều người thấy tiếc nhớ.

Người Bahnar tự hào là con cháu bok Núp và noi theo tấm gương của ông. Người làng bây giờ ai cũng lo làm ăn, phấn đấu thoát nghèo, xây dựng làng Stơr phát triển, giàu có, con cháu học hành đầy đủ và nêu cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa”.

nghe-nhan-ding-greng-giua-luon-mang-theo-niem-tu-hao-la-con-chau-cua-anh-hung-nup.jpg
Nghệ nhân Đing Grêng (giữa) luôn mang theo niềm tự hào là con cháu của Anh hùng Núp. Ảnh: H.N

Mỗi lần nhìn những ngôi nhà sàn phục dựng tại khu di tích đối diện Nhà lưu niệm Anh hùng Núp, dõi mắt về cánh đồng Tơ Tung, ông Grêng không khỏi bồi hồi. Những năm chống Mỹ, dân làng phải lùi sâu vào núi để tránh giặc. Muốn về thăm làng, ông phải đi bộ đến nửa ngày.

Khó khăn, gian khổ đã lùi xa, làng Stơr đã sang một trang mới, trở thành mô hình điểm về du lịch nông thôn của tỉnh. Nghệ nhân Đinh Grêng đang tiếp tục góp sức cùng cộng đồng người Bahnar nơi đây viết tiếp câu chuyện về ngôi làng anh hùng thời kỳ kháng chiến trong thời kỳ đổi mới.

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.