(GLO)- Tựa vào bậu cửa nhà sàn, ông Đinh Grêng (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) dạo một khúc đàn goong rồi cất giọng hát bài dân ca “Buôn làng ấm no”. Tiếng hát hòa với tiếng đàn như lời tự tình với mùa xuân dưới chân núi “Kông Hoa”.
(GLO)- Bản tin hôm nay có những nội dung sau: Ia Pa khởi công xây dựng 18 căn nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025; Ban hành quy định quản lý nhà nước về giá; Vàng miếng SJC tăng vọt cả triệu đồng; Tiếng đàn goong dưới chân núi “Kông Hoa”; Lắp camera “trị” đổ trộm rác thải…
(GLO)- Dưới mái nhà sàn, anh Rơ Châm Bôm (42 tuổi, làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài bên những thanh lồ ô. Dẫu bị khiếm thị bẩm sinh nhưng chàng trai Jrai này không chỉ khéo léo vót ra những đôi đũa đẹp mà còn chơi đàn Goong rất giỏi.
(GLO)- Từ bao đời nay, đàn ting ning (đàn goong) đã gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar. Riêng với các chàng trai, tiếng đàn ting ning còn được dùng để thay lời tỏ tình. Chính bởi lẽ đó, người Bahnar ví tiếng đàn ting ning là lời tự tình của các chàng trai, cô gái đang tuổi yêu đương.
(GLO)- Từ ngày 1 đến 7-4, Gia Lai sẽ tham gia Hội chợ Du lịch-Ẩm thực và Đặc sản vùng miền Phú Yên 2023 diễn ra tại TP. Tuy Hòa. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Phú Yên 2023.
(GLO)- Đàn goong được ví như “cây đàn tình yêu“ của người Jrai, Bahnar khi hợp duyên cho biết bao chàng trai, cô gái. Âm nhạc từ cây đàn mộc mạc này mỗi khi vang lên đều khiến bao “nhịp tim xôn xao“, “chim rừng quên hót“.
(GLO)- Từ bao đời nay, tiếng đàn goong trong trẻo vẫn vang mãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hay lễ hội của người Bahnar ở huyện Đak Pơ. Đó không chỉ là món ăn tinh thần, thêm chất xúc tác cho mỗi cuộc vui mà còn níu giữ bản sắc, bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo.
(GLO)- Không chỉ chỉnh chiêng giỏi nhất vùng, anh Đinh Hlich (làng Tờ Nùng Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) còn chế tác nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, anh luôn nỗ lực truyền lại kiến thức về âm nhạc cho thế hệ trẻ trong làng.
(GLO)- Gần 20 năm xa ruộng rẫy, nghệ nhân Rơ Châm Tih (làng Jut 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) sống được với nghề chế tác nhạc cụ dân tộc, ngay cả khi các sản phẩm văn hóa bản địa thiếu sức hút với giới trẻ.